Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Philippines chào đón các nhà đầu tư Việt Nam

Ông Jerril G. Santos

Ông Jerril G. Santos, Đại sứ Philippines tại Việt Nam, trao đổi với phóng viên về tiềm năng và quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia.

Thưa ông, quan hệ giao thương giữa hai nước hiện mớitập trung vào hợp tác xuất khẩu gạo và ngư nghiệp. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt NamPhilippines được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, chứ không chỉ đơn thuần trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại.

Vào tháng 6/2010, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản. Dự kiến, cuối năm nay, hai bên sẽ ký Hiệp định hợp tác về quốc phòng, nhằm đẩy mạnh quan hệ hai nước trong lĩnh vực này.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Philippines đã tiếp nhận nhiều sinh viên Việt Nam sang tham dự các khóa học tiếng Anh ngắn hạn và các chương trình nghiên cứu về tài chính, kinh doanh, nông nghiệp và y tế. Một hiệp định về hợp tác giáo dục đang được chuẩn bị để ký kết trong thời gian tới sẽ là đòn bẩy cho hợp tác đối tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước.

Ủy ban Hỗn hợp Hợp tác song phương Philippines –Việt Nam (JCBC) có thể đem lại lợi ích gì cho hai nước, thưa Đại sứ?

Thành lập từ năm 1994, JCBC là cơ chế tham vấn song phương, thảo luận các dự án và hoạt động hợp tác đôi bên cùng có lợi, để phát triển quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 6 của JCBC được tổ chức cuối năm tại Việt Nam sẽ đề ra các mục tiêu và sáng kiến mới, nhằm nâng cao hợp tác giữa hai nước.

Philippines hiện đứng thứ tư trong danh sách nhà đầu tư ASEAN của Việt Nam. Theo ông, cần làm gì để đẩy mạnh  đầu tư của Philippines vào Việt Nam thời gian tới?

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, từ năm 1991 đến 2009, có 56 dự án đầu tư của Philippines tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký khoảng 308,97 triệu USD. Chúng tôi đánh giá cao môi trường đầu tư thuận lợi tại Việt Nam, đã tạo mọi điều kiện cho các công ty Philippines sang Việt Nam làm ăn và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước ASEAN khác, cũng như các nước trên thị trường thế giới.

Chính phủ Philippines cũng rất vui mừng đón chào các nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam sang Philippines làm ăn. Hiện chưa có dự án nào của Việt Nam tại Philippines, trong khi cơ hội đầu tư có rất nhiều ở các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, lương thực, nhà hàng, cũng như các ngành liên quan đến dịch vụ nghiệp vụ doanh nghiệp; các lĩnh vực thiết kế sản phẩm, du lịch, công nghiệp sáng tạo, nghiên cứu và phát triển.

Ông đánh giá ra sao về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong nỗ lực xây dựng khối ASEAN thịnh vượng và vững mạnh?

Hai nước đã luôn giúp đỡ nhau trong ASEAN. Philippines hoàn toàn ủng hộ cương vị Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam. Cùng là các thành viên ASEAN, hai nước đã phối hợp chặt chẽ trong các hội đồng, ủy ban và các cơ quan chuyên ngành của ASEAN về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là thúc đẩy thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với ba trụ cột chính là Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

Các nhà lãnh đạo đều hướng tới việc xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình và thịnh vượng. Tôi tin rằng, cộng đồng này sẽ được hiện thực hóa bằng những nỗ lực không ngừng của các nước thành viên ASEAN.

(Theo Thanh Tùng // Báo đầu tư)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tránh “mắc cạn” khi mua bảo hiểm
  • Siết chặt hoạt động sàn giao dịch bất động sản
  • Công ty bảo hiểm “sợ” bảo hiểm nông nghiệp
  • Doanh nghiệp FDI chỉ muốn tận dụng lao động giá rẻ
  • Thành lập đại diện giới sử dụng lao động : Nâng cao môi trường đầu tư
  • Nhà ở xã hội : Xây dựng nhiều, chưa ở bao nhiêu
  • Giải quyết tình trạng thiếu điện: Chỉ có cách tăng giá?
  • Không lo thiếu nguồn cung gạo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi