Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quan trọng là thỏa thuận với chủ doanh nghiệp

Theo bà Tống Thị Minh - Vụ trưởng Lao động Tiền Lương (Bộ LĐ-TB&XH), lương tối thiểu chỉ là lưới đỡ cho nhóm lao động nghèo yếu thế. Quan trọng là người lao động phải thỏa thuận được với chủ sử dụng lao động.

Nhà quản lý: Lương tối thiểu không quan trọng bằng việc người lao động thỏa thuận được mức lương với chủ sử dụng. Ảnh: Hồng Vĩnh

Bà Minh cho biết lương tối thiểu là cái cận dưới, là lưới đỡ cho nhóm lao động nghèo, yếu thế, chứ hiện nay rất ít doanh nghiệp trả lương theo mức lương tối thiểu. Theo điều tra của chúng tôi, hiện chỉ có chưa đến 5% doanh nghiệp trả lương dưới mức tối thiểu, hơn 95% doanh nghiệp trả lương theo năng suất lao động.

Thực tế cho thấy đời sống của nhiều NLĐ rất khó khăn khi không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang bám vào lương tối thiểu để trả trong khi lương tối thiểu lại đang thấp?

Chúng tôi biết có chuyện doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bám vào lương tối thiểu để trả công cho NLĐ, bởi vậy trong quy định đã bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho NLĐ đã qua đào tạo mức lương cao hơn lương tối thiểu ít nhất 7%. Tuy nhiên, nếu đổ tại lương tối thiểu thấp là không đúng, bởi như đã nói, nó chỉ là lưới đỡ cho lao động yếu thế.

Bà Tống Thị Minh

Còn mức thu nhập cụ thể thì phải do NLĐ và chủ sử dụng thỏa thuận với nhau. Nhưng thực tế ở nước ta hiện nay NLĐ rất khó mặc cả với chủ sử dụng. Trình độ của NLĐ thấp, năng suất lao động tăng quá chậm, khoảng 0,4%/năm, khiến mức lương thị trường khó có thể tăng nhanh được. Đó là còn chưa nói tới chuyện đại diện của NLĐ chưa đủ mạnh để hỗ trợ họ đàm phán lương.

Tôi tìm hiểu thị trường lao động Mỹ mới biết cả chục năm nay họ không điều chỉnh lương tối thiểu vì bản thân năng lực thỏa thuận của NLĐ rất tốt, người ta thậm chí còn không cần đến công đoàn. Vấn đề ở ta hiện nay là năng lực thoả thuận của NLĐ, trình độ tay nghề, kiến thức kém.

Hiện nay, việc chia lương tối thiểu thành 4 vùng và hai loại hình doanh nghiệp: trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài đang có mức lương tối thiểu khác nhau, tạo ra sự bất bình đẳng đối với đời sống của NLĐ và cạnh tranh thu hút nhân lực trong các doanh nghiệp?

Hiện, chúng tôi đang thực hiện tiếp lộ trình sáp nhập lương tối thiểu tới năm 2012. Chúng tôi đang xin ý kiến để lộ trình được thực hiện sớm hơn. Tuy nhiên, cũng có nhiều vấn đề. Tới năm 2012, có thể mức lương tối thiểu tại vùng 1 của hai loại hình doanh nghiệp sáp nhập được nhưng những vùng khác có thể sẽ khó khăn.

Ở những vùng khác khoảng cách giữa hai loại hình doanh nghiệp khoảng 10- 15% thì dễ sáp nhập nhưng ở vùng 4 hiện nay khoảng cách lương tối thiểu giữa hai loại hình doanh nghiệp là 30%. Đây là khoảng cách quá xa.

Nếu tăng lương tối thiểu khu vực trong nước lên cao quá để có cùng lương tối thiểu với khu vực FDI thì các doanh nghiệp trong nước sẽ khó thực hiện được. Ở nước ta hiện tại có hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng một đồng lương đối với những doanh nghiệp này cũng sẽ khiến họ vất vả.

Như vậy, để sáp nhập mức lương tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp vào năm 2012, tốc độc tăng lương của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phải như thế nào?

Chúng tôi có đề xuất tới việc đó nhưng cũng đang rất phải cân nhắc. Hiện tại, lương tối thiểu vùng 4 đang gắn với lương tối thiểu chung. Đây cũng là căn cứ để chi trả nhiều loại phụ cấp ở nước ta. Có hàng chục chính sách đang bám vào lương tối thiểu, từ chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công, trợ cấp xã hội... Do đó, khi lương tối thiểu tăng một đồng thì ngân sách nhà nước sẽ phải chi trả nhiều nên phải tính kỹ.

Trong thời gian tới, chúng tôi muốn tách lương tối thiểu công chức ra thành hệ thống riêng, không đi cùng lương tối thiểu vùng như hiện nay nữa, nhưng việc này mới là đề xuất chưa được Chính phủ chấp nhận.

Nếu lương tối thiểu tiếp tục bị phụ thuộc vào ngân sách nhà nước như vậy thì sẽ khó có chuyện tăng cao được?

Tôi cho rằng không thể quá phụ thuộc vào lương tối thiểu mà quan trọng hơn là cơ chế thỏa thuận giữa chủ sử dụng và NLĐ như thế nào. Ví dụ như ở khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo cáo nhiều doanh nghiệp lỗ trong nhiều năm liền, thuế còn không thu được thì khó có chuyện tăng lương cho NLĐ. Chủ sử dụng chỉ tăng rất ít, nếu cộng trượt giá thì coi như chẳng tăng gì cả.

Tăng lương phải đặt tổng thể trong chiến lược nguồn nhân lực, ví dụ như chính sách dân số, thể lực người Việt. Mấy chục năm sau chất lượng nguồn nhân lực của nước mình sẽ ra sao, năng suất lao động liệu có bằng được nhiều nước trong khu vực không, trong khi lương cứ tăng liên tiếp? Tôi nghĩ đây cũng là vấn đề cần phải xử lý ngay từ hôm nay.

(Theo Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • “Chúng tôi đã để lại cho chính mình một gánh nặng!”
  • Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”
  • Dịch vụ kiểm toán không thể nhanh, nhiều, tốt, rẻ
  • Tạo bứt phá cho ĐBSCL
  • Cải cách thủ tục hành chính ở TP.HCM: Cùng cả nước nâng cao sức cạnh tranh
  • Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị: Cứu sông Sài Gòn
  • Không thể giao và cho thuê đất đơn giản đối với dự án FDI
  • Khoáng sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh: Cái thế giới cần, ta ít có
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi