Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cải cách thủ tục hành chính ở TP.HCM: Cùng cả nước nâng cao sức cạnh tranh

BND TP HCM vừa tổ chức Hội nghị công bố kết quả rà soát thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn TP. Theo báo cáo của Tổ công tác Đề án 30 TP, đến ngày 31/3/2010, Đề án 30 của TP đã kết thúc giai đoạn rà soát TTHC.

Kết quả, các sở ngành, quận - huyện, phường xã TP đã rà soát 2.504 TTHC. Tổng số TTHC được đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa là 1.770 thủ tục, đạt 70% tổng số thủ tục, gấp hơn hai lần so với yêu cầu của Chính phủ (30%). Trong đó, số TTHC đề nghị bãi bỏ, hủy bỏ là 718 thủ tục, đạt 28,67% tổng số thủ tục. Trong cuộc trao đổi với DĐDN, ông Lê Hoàng Quân - Phó Bí thư Thành uỷ - Chủ tịch UBND TP HCM cho biết đây là nỗ lực của tập thể lãnh đạo thành phố, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho các DN tại trung tâm kinh tế của cả nước phát triển.

Ông Lê Hoàng Quân cho biết: Trong những năm đổi mới, lãnh đạo thành phố đã có chủ trương cải cách hành chính đối với các DN, đẩy mạnh tin học hoá về quản lý hành chính, nâng cao các dịch  vụ về thông tin,  phát triển các dịch vụ về tư vấn, đăng ký hồ sơ kinh doanh qua mạng, đối thoại giữa chính quyền và DN qua mạng. Lãnh đạo thành phố chỉ đạo ráo riết khâu đẩy mạnh thông tin DN và cơ quan quản lý. Các sở, ban, ngành, quận, huyện trên địa bàn TP phải trang bị website để nhân dân và các DN, kể cả các DN nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào TP đều có thể truy cập trên mạng. Ngoài ra, hàng tuần lãnh đạo TP trực tiếp xuống các DN để lắng nghe ý kiến nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các DN... Việc thực hiện một số mô hình hiệu quả trên ở TP HCM đã được áp dụng và nhân rộng trên cả nước.

- Theo ông, DN và doanh nhân VN cần làm gì để nâng sức cạnh tranh hội nhập kinh tế quốc tế ?          

Theo tôi, DN và doanh nhân phải đề cao văn hoá trong kinh doanh, xây dựng truyền thống và uy tín của DN bằng việc kinh doanh đúng pháp luật và  giữ được chữ “tín”. DN VN cũng cần luôn đặt lợi ích của DN gắn với lợi ích của cộng đồng, của đất nước. DN trước hết cần xây dựng và quản lý kinh doanh trung thực, thực hiện đầy đủ nội quy của nhà nước, không làm hàng giả, hàng nhái, lừa đảo, không gian lận thương mại, trốn thuế, không lãng phí... Văn hoá kinh doanh được truyền từ thế  hệ này sang thế hệ khác, trở thành truyền thống gắn với thương hiệu, thể hiện trong hàng hoá và dịch vụ, trong hành vi ứng xử của mọi lao động trong DN.

- Theo ông, cụ thể phải làm như thế nào để các DN VN nhanh chóng lớn lên trên sân chơi chung quốc tế và khu vực, trong đó có sự trợ giúp nào từ phía chính quyền ?

Theo tốc độ hiện nay, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của VN sẽ đạt 6,5% trong năm 2010 và 6,8% vào năm 2011. Điểm sáng kinh tế của TP HCM là quý I/2010, GDP tăng 11% (cùng kỳ 2009 chỉ tăng 4%). Bên cạnh đó, nhiều công trình trọng điểm sắp hoàn thành. Kinh tế - xã hội phục hồi và phát triển . Riêng trong quý 1,  tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước đạt 74.197 tỷ đồng, tăng 11% (cùng kỳ năm trước tăng 4%). Đáng mừng là giá trị sản xuất công nghiệp (góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP của TP) tăng đến 13,7% so với cùng kỳ năm trước (chỉ tăng 1,9%). Chương trình nhà ở xã hội đã hoàn thành được 6.765 căn (tương đương hơn 1 triệu m2 sàn), đạt 91,417% so với kế hoạch giai đoạn 2006-2010... Ngoài ra, điểm nổi bật khác là trong quý I, hàng loạt dự án quan trọng sắp hoàn thành như: hoàn tất giai đoạn 1 cầu Thủ Thiêm; thông xe nhánh 1, thông xe kỹ thuật các cầu trên trục Bắc – Nam; hoàn thành giai đoạn 1 đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Nguyễn Hữu Thọ, nút giao Cát Lái... Một số công trình chuẩn bị khởi công gồm: mở rộng lộ giới xa lộ Hà Nội (giai đoạn 2), dự án cầu Sài Gòn 2, dịp 30/4 tới sẽ khởi công cầu Đỏ (Bình Thạnh) và tiếp tục lai dắt dìm đốt hầm số 3 cầu Thủ Thiêm. TCT Công nghiệp Sài Gòn cũng vừa khởi công dự án nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 233 tỷ đồng...

Yếu tố thúc đẩy sự phát triển về kinh tế của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung chính là sự phát triển của các DN. Mặc dù sẽ còn khó khăn, trở ngại cho các DN khi hội nhập nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết biến khó khăn thành cơ hội để tiếp cận những thị trường rộng lớn với những ưu thế thương mại để tiêu thụ sản phẩm; dịch vụ và cung ứng được nguồn nguyên liệu, thiết bị với giá cạnh tranh; cơ hội tiếp thu công nghệ mới, phương thức quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cơ hội cho việc phát triển quan hệ đối tác với nước ngoài; cơ hội tiếp cận với nguồn tài chính, tín dụng đa dạng để tăng đầu tư phát triển kinh doanh- sản xuất. Đồng thời là cơ hội cọ sát để học hỏi kinh nghiệm, tri thức và nâng cao trình độ. Môi trường đầu tư kinh doanh hội nhập là môi trường phát triển theo hướng tự do hoá, cạnh tranh bình đẳng, là cơ hội để chúng ta khẳng định thương hiệu sản phẩm của mình bằng chất lượng sản phẩm mà chúng ta có.

- Thời gian tới TP sẽ triển khai kế hoạch gì mới, thưa ông ?

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. 35 năm qua, TP mang tên Bác đã có rất nhiều tập thể, cá nhân anh hùng được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý này. Đời sống của nhân dân được nâng lên, các công trình khoa học, công nghệ áp dụng có hiệu quả... Rõ ràng phong trào thi đua đã thực sự góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Để góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI sắp tới, tôi rất mong các cơ quan, DN tiếp tục nâng cao đổi mới chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, làm cho phong trào thi đua thực sự đổi mới về “chất” và “lượng”.

Về hướng phát triển thời gian tới, chúng tôi đã lập tổ công tác nghiên cứu chiến lược quy hoạch TP, tăng cường công tác quản lý đô thị theo hướng “đa trung tâm”; Đẩy nhanh tiến độ công trình trọng điểm, khắc phục một số dự án chậm giải toả... Trước các vấn đề đặt ra như trên, lãnh đạo TP chỉ đạo các cơ quan liên quan tập trung giải quyết nguồn vốn và lao động cho các doanh nghiệp. Về nhiệm vụ trọng tâm quý II/2010, lãnh đạo TP yêu cầu các đơn vị phải tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường; thường xuyên theo dõi tình hình biến động lao động; đẩy mạnh các hoạt động ngày hội nghề nghiệp và việc làm, sàn giao dịch việc làm nhằm gắn kết nhu cầu lao động; tiếp tục rà soát, bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết; tập trung vốn cho các dự án, công trình trọng điểm sắp hoán thành.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Lương Bích Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Xây dựng nhà máy xử lý nước thải đô thị: Cứu sông Sài Gòn
  • Không thể giao và cho thuê đất đơn giản đối với dự án FDI
  • Khoáng sản Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh: Cái thế giới cần, ta ít có
  • Chuyên gia ANZ: Có thể coi trọng tăng trưởng hơn kiềm chế lạm phát
  • Nên có chính sách tiền tệ linh hoạt
  • Sẽ tăng tần suất kiểm toán tập đoàn, tổng công ty
  • Xung quanh hàng loạt sự cố trong xây dựng : “Soi” lại vai trò của tư vấn
  • “Không có chuyện đưa iPhone vào diện hạn chế nhập khẩu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi