Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sẽ công bố DN có khả năng phá sản

Được sự bảo trợ của Văn phòng Chủ tịch nước, sắp tới, công ty CP xếp hạng tín nhiệm DN VN (CRV) phối hợp cùng các nhà nghiên cứu kinh tế đầu ngành - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện Tài chính, Hội Ứng dụng toán học VN sẽ công bố “Báo cáo thường niên Chỉ số tín nhiệm VN 2011” với kết quả xếp hạng tín nhiệm 596 DN niêm yết trên hai sàn chứng khoán HoSE và HNX.

DĐDN có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Trọng Hoà - Phó trưởng bộ môn phân tích chính sách tài chính - Học viện Tài chính, Trưởng nhóm phân tích xếp hạng tín nhiệm DN về bản báo cáo này.

Ông Hòa cho biết, đây là lần thứ hai báo cáo đánh giá xếp hạng các DN trên thị trường chứng khoán được thực hiện. Năm 2010, trên cơ sở các chỉ tiêu tài chính của DN niêm yết đã được kiểm toán và các chỉ tiêu phi tài chính, dựa trên phương pháp tổng hợp, CRV đã chọn ra một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá. Có 9 bậc xếp hạng tín nhiệm (XHTN) DN niêm yết. Cao nhất là AAA (loại tối ưu dành cho DN hoạt động hiệu quả cao, khả năng tự chủ tài chính tốt, triển vọng phát triển lâu dài, tiềm lực tài chính mạnh, khả năng trả nợ tốt), và thấp nhất là C (loại yếu kém, thua lỗ kéo dài, không tự chủ về tài chính, rủi ro cao). Năm 2011, chúng tôi sẽ công bố thêm xác suất để một DN lâm vào tình trạng phá sản của các DN trên thị trường chứng khoán. Đây là nguồn thông tin tốt cho các nhà đầu tư tổ chức, các nhà đầu tư cá nhân thiết lập danh mục đầu tư của mình dựa trên mức độ ưa thích rủi ro của họ.

- Việc công khai tình trạng “sức khỏe” của các DN niêm yết liệu có dội thêm “gáo nước lạnh” vào thị trường chứng khoán vốn đang ảm đạm ?

Nhà đầu tư luôn cần thông tin minh bạch và điều đó chỉ tốt cho sự phát triển của thị trường.

Với quy mô nhỏ và thanh khoản thấp như thị trường chứng khoán VN, thì rủi ro đối với nhà đầu tư là rất lớn. Thời gian qua không chỉ có các nhà đầu tư cá nhân chịu thiệt hại, ngay cả các quỹ đầu tư hay tổ chức tài chính nước ngoài cũng bị thâm hụt NAV (giá trị tài sản dòng) khá nhiều. Bên cạnh đó, sự không lành mạnh trên TTCK như tổ chức “đội lái”, làm giá chứng khoán, đưa thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư dễ quyết định sai lầm.

Chúng tôi nghiên cứu và công bố bảng XHTN các DN niêm yết với mục đích cung cấp thông tin cần thiết cho người đầu tư về tình trạng của nhà phát hành. Với việc công bố bảng XHTN này, tôi nghĩ sẽ là một trong các dấu hiệu nhận diện được những cổ phiếu có biến động giá bất thường thông qua việc so sánh kết quả XHTN với mức giá hiện tại.

Không chỉ hữu ích cho các nhà đầu tư, việc công khai tình trạng “sức khỏe” của DN niêm yết cũng giúp các ngân hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, xác định hạn mức tín dụng... DN được xếp hạng biết rõ tình trạng “sức khỏe” thực tế của mình, triển vọng phát triển trong tương lai cũng như những rủi ro có thể gặp phải. Báo cáo ra đời cũng là một kênh thông tin tham khảo quan trọng và bổ ích đối với Chính phủ, các ngân hàng, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như bản thân DN.

- TTCK là lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đặc biệt là trước thông tin khen – chê, xếp hạng các DN. Chắc chắn sẽ có sự không đồng tình từ phía DN, thưa ông ?

Qua sự phản hồi của Báo cáo năm 2010, cũng có một số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán chưa đồng tình với xếp hạng của chúng tôi, điều này khó tránh. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các tổ chức, DN và nhà đầu tư nhìn thấy được tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm. Ví dụ: cổ phiếu SD8 (công ty CP Sông Đà 8) và SHC (công ty CP hàng hải Sài Gòn) được chúng tôi xếp hạng năm 2010 là “B”. Theo đánh giá này, những DN xếp hạng này là những “DN hoạt động chưa có hiệu quả, khả năng tự chủ tài chính thấp, có nguy cơ hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ. Rủi ro tương đối cao”. Đến ngày  29/3/2011, cổ phiếu SHC của CTCP hàng hải Sài Gòn bị đưa vào diện kiểm soát; tương tự với cổ phiếu SD8, ngày 8/7/2011 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo chính thức đưa cổ phiếu của công ty công ty CP Sông Đà 8 vào diện kiểm soát. Bên cạnh đó, một số DN bị đưa vào diện cảnh báo do có kết quả kinh doanh thua lỗ và thông qua XHTN của chúng tôi cũng hầu hết đều được xếp vào nhóm có mức rủi ro khá cao như ANV(BB), BAS(B), MHC(CCC), CAD(B), VKP(BB), VPK(BB), TYA(B), VSG(B),..

- Vậy bản báo cáo này sử dụng phương pháp nào để đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ?

Để xếp hạng tín nhiệm một DN niêm yết, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp. Ví dụ, khi đánh giá về tình hình tài chính, chúng tôi sử dụng 54 chỉ tiêu được tính toán từ báo cáo tài chính đã qua kiểm toán và dựa trên một số phương pháp khác nhau để lọc số liệu. Trên cơ sở đó lựa chọn những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất trong việc phân loại theo thuật toán được CRV nghiên cứu từ đó tìm ra được hàm phân biệt. Căn cứ vào hàm phân biệt thì mỗi DN có một điểm số tương ứng và được phân vào nhóm có mức độ rủi ro tương ứng. Đây là phương pháp được sử dụng khả phổ biến ở các nước phát triển.

- Còn các chỉ tiêu phi tài chính thì “chấm điểm” theo phương pháp nào để khách quan ?

Đối với các chỉ tiêu phi tài chính thì tùy theo các tiêu thức khác nhau chúng tôi sử dụng phương pháp phù hợp với tiêu thức đó. Trên cơ sở kết quả đánh giá tổng hợp thứ hạng của các DN sẽ được đưa ra bởi hội đồng thẩm định tín nhiệm của công ty gồm nhiều nhà khoa học và chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì vậy, dựa trên phương pháp của chúng tôi, thứ hạng của DN trong bảng xếp hạng này sẽ có sự thay đổi khi tình hình tài chính của DN có sự thay đổi hoặc khi có biến động thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với DN như: môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường ngành, thị trường, sản phẩm... Vì vây, xếp hạng tín nhiệm của chúng tôi là đánh giá khách quan về DN

- Xin cảm ơn ông.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chọn kênh đầu tư
  • Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
  • Đặng Hùng Võ: Giải cứu BĐS là thiếu trách nhiệm với dân!
  • Việt Nam tiên phong điều trị HIV kiểu mới
  • Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Vợ tôi đi chợ về cũng kêu lắm”
  • Làm ăn có tâm, không sợ hậu vận xấu
  • Sau mũ bảo hiểm là cấm xe máy ở đô thị lớn
  • Doanh nghiệp nhà nước trốn thuế: “Nhiều đấy”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi