Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tháng 4, thuốc bình ổn giá sẽ có ở 400 nhà thuốc

Từ 1-4, TPHCM sẽ bắt đầu thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng dược phẩm thiết yếu trên địa bàn TPHCM trong năm 2011. Thời báo Kinh tế Sài Gòn trao đổi với bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM về chương trình này.

Thưa bà, các loại thuốc nào sẽ là thuốc được bình ổn giá và sẽ được bán thấp hơn so với giá thị trường bao nhiêu?

Chúng tôi chọn 10 loại thuốc sản xuất trong nước với 40 hoạt chất, bao gồm những loại thuốc trị bệnh thường gặp ở nhiều người, các bệnh mãn tính và những loại thuốc có nhu cầu sử dụng nhiều như thuốc giảm đau, hạ sốt, chống dị ứng, trị tiêu chảy, dạ dày, thuốc tim mạch, tiểu đường, kháng sinh, kháng viêm...

Số lượng thuốc bình ổn chiếm 50% nhu cầu các loại thuốc thuộc danh mục thuốc bình ổn đã sử dụng năm 2010 ở các bệnh nhân điều trị ngoại trú của các bệnh viện thành phố.

Chương trình này nhắm vào những người tự mua thuốc để giảm bớt chi phí cho người bệnh chứ không nhắm đến những người điều trị có bảo hiểm y tế tại bệnh viện. Các doanh nghiệp tham gia chương trình bảo đảm giá bán những loại thuốc này sẽ thấp hơn 10% so với giá thị trường. Giá này sẽ ổn định từ ngày 1-4-2011 đến 31-3-2012.

Khi nào thì người dân TPHCM có thể mua thuốc bình ổn giá và mua ở đâu?

- Chương trình này sẽ bắt đầu từ ngày 1-4 nhưng doanh nghiệp cần có thời gian chuẩn bị khâu phân phối và cũng để Sở Y tế cùng Sở Công Thương đưa ra logo của chương trình để người dân có thể nhận diện. Tuy nhiên, chúng tôi dự kiến là trong tháng 4 này thì thuốc sẽ đến với các nhà thuốc đăng ký tham gia chương trình.

Dự kiến, trong thời gian đầu, thuốc bình ổn giá sẽ được bán tại hơn 400 nhà thuốc, tức chiếm khoảng 10% trên tổng số nhà thuốc tại TPHCM. Các nhà thuốc sẽ bao gồm khoảng 94 nhà thuốc bệnh viên, 150 nhà thuốc chuỗi doanh nghiệp và khoảng 200 nhà thuốc tư nhân. Chúng tôi sẽ công bố logo của chương trình sớm để người dân có thể nhìn vào logo là nhận diện được nhà thuốc có hàng bình ổn giá.

Tại sao Sở Y tế lại chỉ chọn 4 công ty gồm FT pharma, Domesco, Glomed và Euvipharm tham gia chương trình?

- Có đến 10 doanh nghiệp đăng ký tham gia nhưng trước mắt chúng tôi chọn 4 vì đây là những doanh nghiệp tự nguyện ứng vốn sản xuất, không nhận tiền cho vay không tính lãi của thành phố. Những công ty này cũng đáp ứng được những yêu cầu về năng lực sản xuất có thể đáp ứng được số lượng thuốc lớn, có mạng lưới phân phối thuốc khá rộng trên địa bàn TPHCM... Tuy nhiên, chương trình bình ổn này là một chương trinh mở nên các doanh nghiệp khác vẫn có thể đăng ký tham gia.

Thành phố dành nguồn quỹ là 9 tỉ đồng để cho doanh nghiệp tham gia chương trình vay xoay vòng không tính lãi. Nếu những doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện của chương trình, có nguồn thuốc dồi dào và là những loại thuốc cần thiết thì cũng tôi cũng sẽ tiếp tục tiếp nhận để tạo nên chương trình lớn hơn, có lợi cho người dân.

Theo bà thì chương trình bình ổn này có làm giá thuốc tại thị trường TPHCM hạ nhiệt?

- Đừng kỳ vọng quá lớn là chương trình đưa ra thì giá của hàng loạt loại thuốc sẽ giảm vì trên thị trường có khoảng 20.000 hoạt chất thì chỉ có 40 hoạt chất được bình ổn giá trong đợt này.

Điều trước mắt có thể nói là, chương trình đi vào thực hiện sẽ mang lại ích lợi cho người dùng thuốc có thu nhập và điều kiện sống thấp, thường dễ mắc bệnh và có nhu cầu dùng thuốc nhiều nhưng lại không có bảo hiểm. Đó là lý do mà chúng tôi đã căn cứ vào danh mục thuốc chủ yếu dùng cho cơ sở khám chữa bệnh và nhu cầu dùng thuốc thiết yếu của người dân thành phố để chọn các loại thuốc bình ổn.

Thêm vào đó, khi hàng loạt sản phẩm được đưa ra thị trường với giá bình ổn và nguồn cung dồi dào thì sẽ tác động tích cục đến giá cả chung của thị trường.

Xin cảm ơn bà!

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Hàng hóa Việt Nam vào Campuchia: Hai rào cản lớn!
  • "Hưởng ứng Giờ Trái đất không chỉ là khẩu hiệu"
  • PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Đừng để lãi suất cao giết DN
  • “Giá theo thị trường thì dân chấp nhận”
  • Đại biểu Dương Trung Quốc: Quốc hội chuyên nghiệp, Chính phủ mạnh hơn
  • Vài ngân hàng làm sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ…
  • TS. Lê Đăng Doanh: Chừng nào chưa rõ ràng, chừng ấy phải trả giá...
  • TS. Lê Xuân Nghĩa: "Năm 2012 sẽ có cú sốc"?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi