Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vài ngân hàng làm sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ…

“Vài ngân hàng làm thì không đáp ứng được nên có lẽ phải có quy chế bằng động lực kinh tế hoặc cách điều hành để mọi ngân hàng phải có trách nhiệm giải quyết đô la cho những nhu cầu chính đáng…” - TS Cao Sỹ Kiêm nói.

Bên lề kỳ họp Quốc hội, TS Cao Sỹ Kiêm - Nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề ngoại tệ hiện nay trên thị trường.

Xin ông cho biết, việc Chính phủ yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán ngoại tệ cho ngân hàng có phải là hình thức kết hối không?

Đây không phải là hình thức kết hối. Vì kết hối có nghĩa là doanh nghiệp có ngoại tệ buộc phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng, đây là biện pháp mệnh lệnh hành chính được xem là giải pháp cuối cùng.

Nhưng yêu cầu của Ngân hàng nhà nước (NHNN) là những doanh nghiệp nhà nước có mặt hàng xuất khẩu và đem về nguồn ngoại tệ dư thừa phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng. Bởi có những doanh nghiệp xuất khẩu thì họ có ngoại tệ, còn có những doanh nghiệp như dược thì cần phải hỗ trợ ngoại tệ để thanh toán.

Hay nói một cách khác, ngoại tệ được tạo ra từ các tổng công ty, tập đoàn nhà nước là tiền của nhà nước nên khi cần số tiền đó để ổn định tình hình chung thì các doanh nghiệp này có nghĩa vụ phải thực hiện điều đó.

Ông đánh giá thế nào về thị trường ngoại tệ sau khi thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Có chuyện găm giữ ngoại tệ của ngân hàng không, thưa ông?


Nguồn cung ngoại tệ đã tốt hơn, ngân hàng đã bán ra được trên 300 triệu USD nhưng mới là bắt đầu thực hiện. Thống đốc NHNN cũng đã tuyên bố việc găm giữ ngoại tệ của ngân hàng là không nhiều, hầu như không có. Nhưng theo tôi, việc găm giữ của doanh nghiệp thì có nhưng không có số liệu và không có ai đứng ra điều tra.

Nhưng cũng không phải tự nhiên doanh nghiệp lại găm giữ bởi cơ hội đi mua ngoại tệ khi cần cũng không dễ…?

Tại chính sách của ta không rõ ràng. Từ trước đến giờ, chính sách ngoại hối đặt ra nhưng không kiểm soát chặt chẽ, không xử lý kịp thời các vấn đề làm không đúng trong một thời gian dài, cho đến khi tình hình nguy cấp mới phải kiểm tra. Đó một phần là do khuyết điểm của mình.

Không chỉ doanh nghiệp, nhiều người có nhu cầu mua ngoại tệ chính đáng đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo ông, vấn đề mấu chốt nằm đâu?

Một số ngân hàng bắt đầu có chủ trương phục vụ với chính sách được nới lỏng hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn như được thu phí… Theo tôi, NHNN phải có tổng kết và quy chế rõ ràng tuyên bố cho tất cả ngân hàng làm.

Bởi vài ngân hàng làm là không đáp ứng được vì nhu cầu ngoại tệ của dân rải khắp nước. Nên có quy chế bằng động lực kinh tế hoặc cách điều hành để mọi ngân hàng phải có trách nhiệm giải quyết đô la cho nhu cầu chính đáng của nhân dân như đi khám bệnh, du học, công tác, du lịch…

Thực tế, việc hạn chế ngoại tệ trên thị trường tự do vẫn đang được làm nhưng không hiệu quả. Bởi vậy, dư luận không khỏi nghi ngờ cho lần quyết tâm này…?


Trước chúng ta không làm nghiêm túc, “đánh trống bỏ dùi”, giờ phối hợp với công an và các cấp chính quyền, hy vọng sẽ đồng bộ hơn. Nhưng xin lưu ý là việc đồng bộ chỉ thực hiện được khi làm kiên quyết, thường xuyên và phải có điều kiện môi trường để nó tồn tại.

Cụ thể nhu cầu của dân là bình thường, có cung thì phải có cầu nếu không đáp ứng được sẽ thành giao dịch ngầm. Anh lựa nó vào đúng đường cho chạy thì tốt, còn nếu vít cắt ngang sẽ thành mạch ngầm.

Theo ông, làm thế nào để thu hút người dân bán ngoại tệ?

Ai cũng cố tìm chỗ “trú ngụ” tốt nhất để đảm bảo tài sản. Sau vàng là đến USD, muốn giải quyết gốc, lâu dài là phải giữ hoặc nâng giá trị đồng Việt Nam, cộng với tâm lý và dịch vụ để cải thiện dần chứ cũng không thể một chốc lát làm được.

(Dân Trí)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • TS. Lê Đăng Doanh: Chừng nào chưa rõ ràng, chừng ấy phải trả giá...
  • TS. Lê Xuân Nghĩa: "Năm 2012 sẽ có cú sốc"?
  • Thắt chặt đầu tư cũng mang đến cơ hội
  • Thanh tra giá thép, ximăng và thức ăn chăn nuôi
  • “Địa phương cũng tính được GDP thì... quá giỏi”
  • “Không đột ngột áp chế tài buộc ngân hàng bán USD”
  • “Tất cả đều được lợi từ Chỉ số Thành phố Xanh”
  • “Không có chuyện đi Lybia phải nộp hàng trăm triệu đồng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi