Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại biểu Dương Trung Quốc: Quốc hội chuyên nghiệp, Chính phủ mạnh hơn

picture
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc - Ảnh: VNN.

Nếu Quốc hội chuyên nghiệp hơn thì hoạt động của Chính phủ cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, đại biểu Dương Trung Quốc nhìn nhận trong cuộc trao đổi với VnEconomy, sau khi Thủ tướng Chính phủ kết thúc báo cáo công tác nhiệm kỳ trước Quốc hội.

Lắng nghe cả báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội và Chính phủ, điều khiến vị đại biểu này băn khoăn chính là tính chuyên nghiệp của Quốc hội.

Ông Quốc nói:

- Nếu tính không chuyên nghiệp của Quốc hội cứ kéo dài như thế này thì sẽ tác động không tích cực, tức là không tạo ra môi trường pháp lý và giám sát thuận lợi cho bản thân Chính phủ.
 
Trở lại câu chuyện của Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nói đến sai sót của Chính phủ nhưng chúng ta chưa nói trách nhiệm của Quốc hội đến đâu. Bởi vậy, tôi cho rằng nếu Quốc hội làm việc có hiệu quả cao hơn, thì Chính phủ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Ông vừa nhắc lại câu chuyện trách nhiệm liên quan đến Vinashin, vấn đề này cũng đã được đề cập tại báo cáo của Chính phủ phiên khai mạc?

Theo báo cáo của Chính phủ thì nhiều cái vẫn chưa có kết luận cuối cùng, còn đang tiếp tục điều tra. Tuy nhiên, trách nhiệm của người trong cuộc thì thấy, nhưng trách nhiệm của Chính phủ với tư cách chỉ đạo vĩ mô thì tôi chưa thấy.

Ngay cả báo cáo nhiệm kỳ của Thủ tướng cũng không thấy nói cụ thể, mà chỉ nói chung. Mà lẽ ra đây là bài học rất lớn, đòi hỏi sự chia sẻ của mọi người nhưng cũng đòi hỏi rõ trách nhiệm của Chính phủ. Nếu chúng ta nhận thức được như vậy thì không chỉ khắc phục được mà còn lấy được sự đồng cảm của người dân.

Thủ tướng cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong điều hành kinh tế vĩ mô, thưa ông?

So với khái niệm vĩ mô, thì đời sống thực tế hết sức rõ ràng và nhân dân cảm nhận được ngay, như giá cả chẳng hạn.

Tuy nhiên, tôi rất chú ý đến một yếu tố trong báo cáo công tác nhiệm kỳ của Chính phủ, đó là vai trò của nông nghiệp.

Chính nông nghiệp đã tạo vị thế của nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế thế giới. Thử hỏi xem ngoài tài nguyên thì cái gì mang lại thu nhập cho đất nước, nếu không phải là gạo, điều, cao su, cà phê, hải sản…

Thế nhưng chúng ta đầu tư cho nông nghiệp không được bao nhiêu. Theo tôi phải nhận thức lại về công nghiệp hóa đất nước, phải tập trung vào nông nghiệp ở cả hai khía cạnh là nguồn lợi đất nước và cư dân làm nông nghiệp, là bộ phận dân cư rất lớn của đất nước.

Tuy nhiên, cái được lớn nhất tại báo cáo của Thủ tướng là mang đến cái nhìn tổng thể như một bức tranh, bức tranh đó cho thấy có khó khăn, có hạn chế, nhưng không có nguy cơ đổ vỡ.

Ngày hôm nay, qua các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, của Thủ tướng, càng thấy vai trò của Quốc hội là quan trọng. Mặc dù bản báo cáo của Chủ tịch Quốc hội sáng nay có nói đến nỗ lực rất lớn của Quốc hội, nhưng nỗ lực vẫn không đáp ứng được yêu cầu chính là do tính không chuyên nghiệp.

Vậy theo ông làm thế nào để Quốc hội chuyên nghiệp hơn?

Điều rất vô lý là Quốc hội cứ bị rào cản tuổi tác, chứ không quan tâm đến kinh nghiệm và uy tín. Trong khi ai cũng biết đứng về hoạt động chính trị thì 60 tuổi là sung sức nhất, nhưng ta lại hạn chế tuổi tác. Uy tín rõ ràng phải được xác lập qua thực tiễn đời sống. Chúng ta không nên biến Quốc hội thành tổ chức mang tính hành chính.

Để Quốc hội chuyên nghiệp hơn thì tôi cho là cần tạo cơ chế. Hiện nay tỷ lệ đại biểu không chuyên trách quá nhiều. Tôi là đại biểu không chuyên trách, nên tôi biết những hạn chế, khó khăn khi hoạt động.

Mỗi lần bầu Quốc hội nhiệm kỳ mới thì rất nhiều người mới vào cuộc, trong khi số đại biểu chuyên trách tăng lên không đáng kể. Kinh nghiệm cho thấy đại biểu Quốc hội phải có kỹ năng, từ việc đơn giản nhất như tìm hiểu pháp luật, tiếp cận cử tri đến lời ăn tiếng nói, đều cần kỹ năng cả.

Có nhiều đại biểu chuyên trách thì ai cũng biết là tốn kém, nhưng ít nhất trong điều kiện hiện nay phải là 50%, rồi dần dần từng bước đến chuyên nghiệp. Còn cơ cấu Quốc hội hiện nay vẫn mang nặng tính mặt trận. Và như thế rất khó tạo ra đội ngũ thực sự có năng lực để thực thi nhiệm vụ rất quan trọng của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Ví dụ có người nói với tôi là Quốc hội chúng ta không có người nào nói tiếng Pháp tốt, trong khi chúng ta tham gia nghị viện, các tổ chức quốc tế. Chỉ ví dụ đó cũng cho thấy có những khoảng trống rất lớn.

Tôi một lần nữa muốn nhấn mạnh, vai trò của Quốc hội ngày càng quan trọng, và Quốc hội phải chuyên nghiệp.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Vài ngân hàng làm sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ…
  • TS. Lê Đăng Doanh: Chừng nào chưa rõ ràng, chừng ấy phải trả giá...
  • TS. Lê Xuân Nghĩa: "Năm 2012 sẽ có cú sốc"?
  • Thắt chặt đầu tư cũng mang đến cơ hội
  • Thanh tra giá thép, ximăng và thức ăn chăn nuôi
  • “Địa phương cũng tính được GDP thì... quá giỏi”
  • “Không đột ngột áp chế tài buộc ngân hàng bán USD”
  • “Tất cả đều được lợi từ Chỉ số Thành phố Xanh”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi