Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập quỹ ngành hàng cà phê: Chống rủi ro giá cho DN

Hiện đang có thực trạng không ít DN trong nước phải mua lại cà phê từ thương nhân nước ngoài với giá cao hơn giá xuất khẩu để hoàn tất những hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài từ trước. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Đoàn Triệu Nhạn - chuyên gia cao cấp, nguyên Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao VN xung quanh vấn đề này.

Ông Nhạn cho biết, xuất khẩu cà phê tháng 6/2011 đạt 115 nghìn tấn với trị giá 250 triệu USD, đưa tổng lượng xuất khẩu 6 tháng lên 913 nghìn tấn với giá trị 1,93 tỉ USD, tăng 38,6% về lượng và gấp hơn hai lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

- Hiện có thực tế là nhiều DN trong nước đang phải mua lại cà phê của thương nhân nước ngoài với giá cao để thanh lý những hợp đồng đã ký kết với đối tác nước ngoài từ trước đó và chấp nhận chịu lỗ. Ông nhận xét gì về hiện tượng này?

Hiện VN xuất khẩu cà phê sang hơn 80 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Mỹ, Đức, Tây Ban Nha, Italia và Nhật Bản dẫn đầu 10 khách hàng lớn nhất. Nhiều DN trong nước đã ký hợp đồng xuất khẩu cà phê theo niên vụ với đối tác nước ngoài trước khi chưa có “chân hàng” trong tay, rồi sau đó mới thu mua hàng để xuất. Thế nhưng, hiện tại, các DN VN không thể mua được hàng để thanh lý hợp đồng, vì nguồn dự trữ trong dân còn chưa tới 10% sản lượng thu hoạch. Trong khi đó, các hãng kinh doanh nước ngoài đang chào bán mạnh trở lại cho các nhà xuất khẩu VN đang thiếu hàng giao theo hợp đồng. Vì vậy, thị trường xuất nhập khẩu cà phê trong tháng 6 đã xảy ra một nghịch lý là, có nhiều DN trong nước phải thu mua cà phê của người dân với giá cao để đáp ứng hợp đồng đã ký. Điều này phản ánh ngành cà phê VN đang còn quá non trẻ, chưa có cơ cấu ngành hàng hợp lý và điều này sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản của nhiều DN.

- Vậy, những hiện tượng và nguy cơ trên là do đâu, thưa ông ?

Lối làm ăn manh mún, chụp giật  khiến chính bản thân các DN VN gặp khó. Mặt khác, các DN Việt lại không biết tự lượng sức mình khi nguồn tài chính hạn hẹp lại phải chật vật với lãi vay ngân hàng. Do đó, với các hợp đồng còn nợ chưa giao, thị trường cà phê nội địa VN buộc phải nhường sân cho một vài hãng kinh doanh nước ngoài. Còn phải nói thêm rằng, với khả năng yếu kém về dự báo thị trường nhưng nhiều DN vẫn thích ký kết những hợp đồng giao xa ví như thuyền nhỏ lại thích ra khơi xa để bắt cá lớn thì làm sao an toàn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng không có sự chọn lọc đối với DN xuất khẩu cà phê. Nghĩa là, DN nào thích xuất khẩu thì tự tìm đối tác, không có quy định về tài chính và tiềm lực bắt buộc. Đây là một sai lầm, bởi lẽ, kinh doanh xuất khẩu cà phê là một trong những ngành kinh doanh khắc nghiệt nhất trong các ngành hàng nông sản vì nó yêu cầu khả năng tư duy, phân tích thị trường phải thực sự tốt.

- Để giải quyết dứt điểm thực trạng này, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp nào, thưa ông ?

Trước tiên là chúng ta không thực hiện ký kết các hợp đồng bán giao xa nữa mà chỉ bán giao gần. Nghĩa là, hàng có đến đâu chúng ta ký hợp đồng và giao ngay đến đó thì sẽ không bị lỗ. Tuy nhiên, có cái khó của ta là khi bán giao ngay cần phải có một nguồn tài chính lớn trong khi đó, đây lại là điều khó nhất đối với các  DN Việt. Vì vậy, cần phải chọn lọc những DN có năng lực tài chính thực sự còn những DN làm ăn nhỏ lẻ nên loại bỏ ra ngoài cuộc.

Mặt khác, cần phải tổ chức lại ngành hàng tập hợp các DN trong ngành cà phê lại thành những tập đoàn lớn. Thông qua đó, có chính sách hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật và nguồn vốn để đến khi có sản phẩm nông dân tự mang đến giao bán cho DN. Làm được như thế chúng ta không chỉ thắng được DN bạn trong việc thu mua mà còn giúp các DN chủ động được nguồn cung cho thị trường.

- Còn những giải pháp cấp bách trước mắt ?

Một vấn đề quan trọng nhất của chúng ta hiện nay theo tôi là cần phải thành lập một cái quỹ chống rủi ro cho ngành cà phê hay còn gọi là quỹ ngành hàng cà phê. Nghĩa là, các DN phải đóng góp một khoản tiền nhất định để khi có rủi ro xảy ra lấy quỹ đó làm “bà đỡ” cứu các DN. Trước đây tôi và một số thành viên trong hiệp hội cũng đã xây dựng đề án về nguồn quỹ ngành hàng cà phê trình Bộ Tài chính và đã được phê duyệt. Tuy nhiên, do giá cà phê những năm trước thấp quá, mặt khác, tâm lý của các DN là sợ thua thiệt không công bằng nên ý tưởng đó không thực hiện được. Khi giá cà phê cao như hiện nay thì chúng ta khẩn thiết phải thành lập ngay nguồn quỹ này. Nó như một “đòn bẩy” để ngành cà phê không phải rơi vào “vết xe” đổ của nạn mua đắt bán rẻ nữa. Thế nhưng, để nguồn quỹ có vốn hoạt động thì Nhà nước nên hỗ trợ một phần kinh phí ban đầu vừa tạo nền tảng cho hiệp hội hoạt động vừa khuyến khích các DN tham gia.

- Vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, ông có dự báo gì cho sự phát triển của ngành hàng cà phê trong thời gian tới ?

Theo tôi, sản lượng cà phê VN niên vụ từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012 sẽ không thể tăng nhiều, chỉ khoảng 2,9% so với vụ hiện tại vì có tới 25% diện tích cây trồng đã già cỗi và cần phải được thay mới. Tuy nhiên, theo nhận định của tôi thì thường thấp nhất so với toàn bộ các dự báo trên toàn thế giới và cũng thường thấp hơn nhiều so với con số xuất khẩu cuối cùng của Tổng cục Thống kê và Hải quan. Thế nhưng, giá cà phê của những tháng cuối năm 2011 sẽ không có dấu hiệu giảm nhiều vì nhu cầu của thế giới đang rất lớn. Và có thể nói, năm 2011 là năm thắng lợi về giá nhất trong lịch sử của ngành cà phê VN.

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Tân Bộ trưởng Xây dựng nói về tương lai thị trường bất động sản
  • Mạnh tay loại bỏ ngân hàng yếu kém
  • Sẽ công bố DN có khả năng phá sản
  • Chọn kênh đầu tư
  • Tân Chủ tịch nước: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!
  • Đặng Hùng Võ: Giải cứu BĐS là thiếu trách nhiệm với dân!
  • Việt Nam tiên phong điều trị HIV kiểu mới
  • Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: “Vợ tôi đi chợ về cũng kêu lắm”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi