Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Thiếu lực' để bảo vệ người tiêu dùng

Một số DN sữa vẫn "móc túi" NTD Việt Nam. Ảnh minh hoạ

Người tiêu dùng Việt Nam có đến 8 quyền để tác động đến doanh nghiệp khi lợi ích của mình bị xâm hại. Nhưng cơ quan đại diện cho họ - Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng lại quá thiếu lực để giúp mọi người được hưởng các quyền đó.

Thưa ông, hiện giá sữa thì tăng vô lý, nhiều thực phẩm chất lượng kém không đảm bảo VSATTP, thuốc chữa bệnh liên tục bị đội giá lên gấp nhiều lần... Vậy Hội đã có những biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi NTD?

Người tiêu dùng Việt Nam có 8 quyền và Hội phải bảo vệ tất cả các quyền đó. Tuy nhiên, Hội tạo môi trường thuận lợi cho NTD được bảo vệ, chứ không manh mún. Hội quan tâm đến những biện pháp tạo môi trường pháp lý, như luật cạnh tranh, chất lượng..., và tuyên truyền cho NTD biết về quyền của mình, biết cách tự bảo vệ, tư vấn tư pháp...

Tất nhiên, những vấn đề đột xuất thì Hội vẫn phải làm.

Vậy Hội đã bao giờ kiện những doanh nghiệp sai phạm chưa?

Cho đến nay thì Hội chưa kiện doanh nghiệp nào cả. Vì kiện thì có nhiều vấn đề. Trước tiên là NTD phải đi kiện hoặc uỷ quyền cho Hội kiện. Sau đó còn nộp án phí, thuê luật sư...Mà Hội thì lại là một tổ chức phi chính phủ...

Ông Đỗ Gia Phan - phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng - nguyên là cán bộ của Bộ Công nghiệp nặng, đã nghỉ hưu. Ảnh: HT

Kinh phí hoạt động của Hội thế nào?

Hội tự chủ về tổ chức, hoạt động, tài chính, không được Nhà nước cấp cho 1 xu nào. Tất cả chúng tôi đều làm việc tự nguyện, vì trách nhiệm với xã hội. Ở đây phần lớn là những người đã nghỉ hưu. Chúng tôi chỉ có 15-18 người, kể cả làm bán thời gian.

Ở nước ngoài, các Hội như thế này hoạt động thế nào?

Ở Hồng Kông, người ta cấp kinh phí Ngân sách cho Hội bảo vệ NTD. Ở Hàn Quốc cũng vậy. Ở Mỹ thì là tổ chức phi chính phủ, nhưng lại nhận được sự đóng góp của dân. Họ có cả hệ thống phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng các sản phẩm và công bố cho người dân biết.

Đó là về cơ sở vật chất, thế còn về quyền hạn?

Cái này tuỳ từng nước, nước nào mà Hội bảo vệ NTD được Nhà nước uỷ quyền thì có quyền.

Hiện nay có nhiều mặt hàng không có tiêu chuẩn. Vậy việc lập các tiêu chuẩn của Hội thế nào?

8 quyền của người tiêu dùng

1- Quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản

2- Quyền được an toàn

3- Quyền được thông tin

4- Quyền được lựa chọn

5- Quyền được lắng nghe

6- Quyền được bồi thường

7- Quyền được giáo dục về tiêu dùng

8- Quyền được có môi trường lành mạnh và bền vững.

Ngày xưa, tiêu chuẩn Standard của mình mang tính pháp lý. Nhưng khi chuyển sang thị trường thì tiêu chuẩn chỉ là văn bản kỹ thuật, mang tính tham khảo, khuyến khích, chứ không bắt buộc.

Nếu bắt buộc thì phải là quy chuẩn, như là thuốc, thực phẩm... do các cơ quan Nhà nước ban hành.

Giả sử tôi là một người mua phải hàng kém chất lượng, hoặc muốn khiếu nại về sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy tôi sẽ nhờ được gì ở Hội?

Nguyên tắc hoạt động của Hội rất công bằng giữa NTD và doanh nghiệp, chứ không thiên vị bên nào. Đã có nhiều vụ việc mà chúng tôi đứng ra hoà giải thành công. Nhiều doanh nghiệp cũng nể Hội, tiếng nói của Hội được lắng nghe. Khi có mâu thuẫn thì Hội sẽ đứng ra hoà giải chứ không có quyền phán xét. Nếu có thể, Hội sẽ giới thiệu NTD đến văn phòng tư pháp để tư vấn. Chứ bản thân Hội làm gì có đủ người mà làm việc.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Lãng phí và ảnh hưởng xấu đến hệ thống điện
  • Mỗi tháng một cầu Thanh Trì, làm có nổi?
  • “Quá sơ hở trong quản lý khai khoáng”
  • Lành mạnh hóa thị trường bất động sản
  • 4 xu hướng lớn của bất động sản Việt Nam
  • Luật NHNN năm 2010 đã phân định rõ thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ của Việt Nam?
  • Giá xăng dầu: “Có yêu cầu giảm cũng không trái quy định”
  • Thu nhập của lãnh đạo SCIC như thế là phù hợp'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi