Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thừa trên 1.000 căn hộ tái định cư ở Hà Nội: 'Bỏ hoang' 12 tháng sẽ bị thu hồi

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: Đây là thực trạng đang xảy ra. Tuy nhiên, thực tế triển khai dự án cần di dân giải phóng mặt bằng thường kéo dài, dẫn đến quỹ nhà mà thành phố đã phân phối cho dự án đó chậm đưa vào khai thác, gây lãng phí.

Hàng trăm căn hộ tái định cư khu Nam Trung Yên bị bỏ hoang - Ảnh: Minh Tuấn

Hà Nội có biện pháp gì nhằm khắc phục tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng quỹ nhà tái định cư?

Chúng tôi đã đề nghị hàng năm các đơn vị, dự án cần đề xuất nhu cầu nhà tái định cư và tiến độ triển khai dự án, từ đó Sở Xây dựng sẽ bố trí vào các vị trí phù hợp. Nếu được phân phối quỹ nhà quá 12 tháng mà không khai thác sử dụng thì sẽ thu hồi chuyển cho dự án khác cấp bách hơn.

Tuy nhiên, việc này cũng nảy sinh cái khó cho nhiều dự án vì phải vận động người dân di dời, lập lại phương án đền bù, thống nhất với người dân vị trí khác. Nhưng dứt khoát là tình trạng om nhà rồi để lãng phí đến 3 - 4 năm như vừa qua là không thể chấp nhận. Sắp tới, ngay cả khu Nam Trung Yên, một số dự án tại quận Tây Hồ cũng sẽ chấm dứt tình trạng bỏ hoang.

Từ năm 2010, Hà Nội lần đầu tiên thực hiện người dân được chọn nhà tái định cư. Ông có thể nói rõ hơn chủ trương này?

Mục tiêu của Hà Nội là tiền tệ hoá việc giải phóng mặt bằng (GPMB) tức là khi người dân bị thu hồi đất thì nhà nước trả tiền và cấp phiếu mua nhà tái định cư, được chọn loại căn hộ có diện tích và giá tiền theo khả năng của mình.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn

Khi đó việc ban hành giá đền bù và giá bán nhà tái định cư phải phù hợp với nhau. Chủ trương là giá đền bù tiệm cận dần với giá thị trường và khi đó giá nhà tái định cư cũng không thể quá thấp tạo chênh lệch với thị trường. GPMB sẽ thuận lợi hơn và không có chuyện cứ yêu cầu phải có nhà tái định cư thì mới di dời như hiện nay.

Giá bán nhà theo thị trường thì không khó, nhưng giá đền bù thì có điều chỉnh kịp không, thưa ông?

Ở đây có sự điều tiết của nhà nước. Giá đền bù phải hiểu là sẽ tiệm cận hơn với thị trường chứ không thể lên xuống thất thường hoặc có khi sốt ảo như thị trường. Khi thị trường biến động liên tục trong 3 tháng sẽ có điều chỉnh.

Còn giá nhà tái định cư do cơ quan liên ngành của thành phố quy định và người mua được hưởng nhiều lợi ích về hạ tầng đồng bộ. Nhà tái định cư được hiểu bản chất là nhà kinh doanh, không phải là nhà ở xã hội hay dành cho người thu nhập thấp.

Người dân có quyền chọn nhà, vậy liệu có tình trạng dư thừa nhà tái định cư không khi Hà Nội triển khai xây dựng tới 50.000 căn đến năm 2020?

Xây dựng bao nhiêu căn nhà dựa trên những tính toán về số dự án phải thu hồi đất, số người cần tái định cư. Mục tiêu ban đầu là phục vụ tái định cư, nhưng nếu dư ra thì sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở của các đối tượng khác trong xã hội để thu hồi vốn chứ không có tình trạng xây xong đã lâu nhưng ngồi chờ người đến mua hết năm này qua năm khác.

Đây là chủ trương mới vừa làm vừa điều chỉnh cho hợp lý, làm sao thúc đẩy sự phát triển chung...

Cảm ơn ông.

(Theo Minh Tuấn // Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Dự luật cho 1,6 triệu viên chức
  • Người trồng điều sẽ được hưởng lợi từ INC
  • Băn khoăn "mua tạm trữ cà phê"
  • Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Thiện: Bình Định mở cửa và tự tin mời gọi các nhà đầu tư
  • Ông chủ quyết định chứ không phải nhà nước
  • Cần thiết lập hệ thống luật kiểm toán ổn định
  • “Cài cắm” lợi ích vào văn bản pháp luật: “Chuyện bình thường”
  • “Không nên để nhiều ngân hàng quá nhỏ!”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi