Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xóa bỏ vàng miếng không gây bất lợi cho nền kinh tế

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Giàu. (Ảnh: Hữu Việt/TTXVN)
Trong mấy ngày qua dư luận xôn xao về việc Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo để trình Chính phủ, trong đó có cụm từ “tiến tới sẽ xóa bỏ kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”, ngày 1/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.

- Bất cứ một người dân nào có vàng trong tay dù ít hay nhiều thì cũng quan tâm đến nội dung dự thảo “tiến tới xóa bỏ vàng miếng trên thị trường tự do”, là cơ quan thực hiện xin Thống đốc giải thích rõ cụm từ này sẽ như thế nào và lộ trình thực hiện này như thế nào?

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Gần hai năm nay, Thủ tướng chính phủ có giao cho Ngân hàng Nhà nước xây dựng lại Nghị định của Chính phủ về quản lý vàng thay cho Nghị định 174 cũ. Tôi cũng đang xem nhiều văn bản ban hành trước đó, đến nay thì dự thảo cơ bản thông qua cấp Bộ cơ bản đang trong giai đoạn trình lên Chính phủ sau đó chính thức lấy ý kiến của các bộ rồi báo cáo Chính phủ.

Tinh thần đối với vàng trước đây xem như là hàng hóa, hàng hóa lưu thông bình thường. Trong vài năm gần đây xuất hiện nhiều mặt tích cực nhưng cũng nhiều mặt tiêu cực như gắn với thị trường ngoại tệ, phát sinh đầu cơ. Tất cả chúng ta ngồi ở đây ai cũng biết, dự trữ vàng trở thành thói quen, tập quán người Việt Nam thích dự trữ vàng. Dân Việt Nam mua vàng về để làm của hồi môn.

Còn việc “tiến tới xóa bỏ,” chúng ta cứ hình dung là xóa bỏ có một lộ trình đi không gây bất lợi cho nền kinh tế, kể cả quyền lợi của nhân dân. Chứ mình đừng có hình dung nói xóa bỏ là cấm, rồi xuất hiện chợ đen, chợ đỏ, theo tôi không phải như vậy.

Nội dung chủ yếu của dự thảo là giải phóng năng lực sản xuất, đây là tài sản của nền kinh tế, tất cả đưa vào sản xuất, tạo ra của cải vật chất, đem lại ích nước lợi nhà.

Thứ hai, một quốc gia không thể có nhiều phương tiện thanh toán. Khi cho lưu thông vàng miếng trở thành công cụ thanh toán. Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện tình trạng thanh toán bằng vàng miếng như mua nhà, mua đất. Tôi nghĩ các nhà kinh tế và các bạn cũng không đồng tình chuyện đấy. Còn chuyện tích trữ làm của hồi môn, tôi nghĩ tài sản của người dân cũng không có gì vướng lắm, người ta mua dây chuyền hay những sản phẩm chế tác thì bình thường thôi, không có gì phải băn khoăn ở đây cả.

- Một số chuyên gia cũng lo ngại quá trình kiểm soát thị trường vàng hiện nay, người dân lại chuyển sang vàng trang sức, ý kiến Thống đốc về vấn đề này thế nào?

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Vấn đề có nhiều người sợ biến tướng trong quản lý thì chúng tôi cũng đã có phương án, nhưng tôi tin tưởng rằng riêng vàng không hề đơn giản. Khi người ta tự chế biến, riêng mặt chất lượng cũng không thể đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó đây là mặt hàng công kềnh không đảm bảo tính an toàn. Chúng ta phải làm công tác tuyên truyền để người dân hiểu được điều đó.

Dự kiến khi Nghị định có hiệu lực thì bao giờ cũng có một khoảng thời gian để điều chỉnh. Nếu thị trường bị ảnh hưởng giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới mà mục tiêu của chúng ta là tiệm cận với giá thế giới, thì Ngân hàng Nhà nước sẽ ủy thác qua một số tổ chức mua để cân bằng thị trường hoặc cho phép xuất khẩu để lấy ngoại tệ về. Tôi nghĩ chính sách này ra cũng không phải là tiêu cực, ảnh hưởng đến nhiều quyền lợi của người dân.

- Liên quan đến lãi suất, Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng theo Nghị quyết 18 của Chính phủ, thực hiện mặt bằng lãi suất hợp lý. Ví dụ như năm ngoái phấn đấu để giảm xuống 14-15% đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vậy trong năm nay, Thống đốc có thể đưa ra mặt bằng lãi suất như thế nào để doanh nghiệp nhìn vào và hy vọng được?

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Riêng với vấn đề lãi suất, hôm trước có khuynh hướng cho rằng phải kéo được lãi suất xuống thì lạm phát mới có thể giảm. Nhưng đến nay tư tưởng này không còn nữa vì nó ngược với lý luận kinh điển nhưng lãi suất cao kéo dài sẽ tác động xấu tới nền kinh tế. Nhưng ngắn hạn cũng không nên hiểu là một tháng, hay hai tháng.

Có một cái mới trong gói giải pháp là khi giảm tổng cầu và các quy định cứng của nhà nước và làm đúng kịch bản, Ngân hàng điều hành mạnh mẽ sẽ tạo thị trường không mất cân đối cung cầu (cung sẽ lớn hơn cầu) khi đó lãi suất sẽ giảm. Tất cả đồng thuận giảm tổng cầu tức là sẽ giảm nhập khẩu, nhập siêu, giảm tín dụng.

Xin cám ơn Thống đốc!
 
Minh Thúy (Vietnam+)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi