Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn từ 30/6/2010

Trên cơ sở đề xuất của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa có công văn 5220/VPCP-KTN đồng ý với phương án đề xuất của Bộ này: Cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn từ ngày 30/6/2010.

Cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn từ ngày 30/6/2010 - Ảnh minh họa

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu UBND các tỉnh ven biển có các dự án cần nạo vét, khơi thông luồng lạch các cửa sông, cảng sông giáp biển, cảng biển phải phối hợp với các Bộ: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khẩn trương lập quy hoạch các khu vực lấn biển và kế hoạch san lấp nội địa, tạo điều kiện thực hiện các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nói chung.

Trước đó, vào tháng 11/2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có công văn 8176/VPCP-KTN chỉ đạo dừng toàn bộ việc xuất khẩu cát nhiễm mặn từ tháng 6/2010. Đối với các dự án nạo vét khơi thông luồng lạch sông, cửa sông, cảng sông giáp biển tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày 16/11/2009 được tiếp tục thực hiện đến ngày 30/6/2010.

Được biết,  hiện cả nước có khoảng 20 dự án nạo vét khơi thông luồng lạch có tận thu cát nhiễm mặn đã triển khai trước ngày 16/11/2009 (ngày Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn từ 30/6/2010 với các dự án đã phê duyệt trước ngày 16/11/2009). Các dự án này tập trung tại 10 tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng khối lượng cần nạo vét 129,332 triệu m3, trong đó nhu cầu xuất khẩu cát nhiễm mặn là 123,519 triệu m3.  Ngoài ra, còn có 25 dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch tại các cửa sông, cảng sông giáp biển, cảng biển với nhu cầu khối lượng cần nạo vét là hơn 148 triệu m3.

Tổng hợp thông tin về việc xử lý cát nhiễm mặn tận thư từ nạo vét, khơi thông luồng lạch trong thời gian qua cho thấy sự cần thiết thực hiện một số dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch ở các cửa sông, cảng sông giáp biển, cảng biển trước những nhu cầu bức thiết hiện nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng không nên cho phép tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu vì nước ta trong tương lai chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng cao rất nặng nề, có thể gây ngập úng nghiêm trọng nhiều nơi. Việc lấp trũng, nâng cao địa hình là vấn đề cấp thiết trong tương lai và cần rất nhiều vật liệu san lấp trong đó có cát nhiễm mặn.

(Theo Quốc Hà // Tin Chính phủ)

  • Giải đáp thắc mắc việc tặng quà nhân ngày 27/7
  • Ổn định giá điện, than
  • Tham gia hoạt động xây dựng phải có chứng chỉ đào tạo phù hợp
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức nhận chuyển nhượng căn hộ
  • Ðổi mới công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn
  • Tạo điều kiện cho người mù được học nghề, có việc làm
  • CPI tháng 7 tăng thấp nhất trong hơn 1 năm qua
  • Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp dược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi