Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp 8 tháng tăng gần 14%

Tính đến hết tháng 8/2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 504.202 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm của Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 8 ước đạt 69.513 tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng 7 năm 2010 và tăng 15,2% so cùng kỳ năm 2009.

Lũy kế đến hết tháng 8/2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 504.202 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ. Như vậy, sản xuất công nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn kế hoạch cả năm là 12%.

Cũng theo Vụ Kinh tế Công nghiệp, trong 8 tháng đầu năm nay, nhiều sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch.

Cụ thể, các sản phẩm năng lượng như điện sản xuất ước thực hiện 8 tháng năm 2010 đạt 60,1 tỷ Kwh, tăng 14,7% so cùng kỳ; khí đốt thiên nhiên dạng khí khai thác ước đạt 6,16 tỷ m3, tăng 16,6%; khí hoá lỏng LPG ước đạt 366 nghìn tấn, tăng 111,6% so cùng kỳ năm 2009 (do có thêm sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất).

Ngoài ra còn có một số sản phẩm tiêu dùng như sữa bột tăng 34,2%; bia (22,1%); tủ lạnh tủ đá (21,1%); quần áo mặc thường cho người lớn (18,5%); giày thể thao (24,8%); nước máy thương phẩm (21,9%).

Nhóm vật liệu xây dựng như kính thuỷ tinh tăng 24,3%; gạch xây bằng đất nung (13,7%); gạch lát ceramic (16,3%); xi măng (17,2%). Và một số sản phẩm cơ khí như ôtô tăng 19,6%; xe máy tăng 18,2%; xe tải tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2009.

Tuy nhiên, Vụ Kinh tế Công nghiệp cũng lưu ý một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong ngành công nghiệp lại giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, dầu thô khai thác ước đạt 9,67 triệu tấn, giảm 15,5% so với cùng kỳ (trong đó khai thác ở ngoài nước là 82 nghìn tấn). Nguyên nhân, theo Vụ Kinh tế Công Nghiệp, là do giới hạn kỹ thuật của các mỏ.

Tiếp theo là than khai thác ước đạt 28,64 triệu tấn, giảm 0,2% so cùng kỳ do chủ trương không khuyến khích xuất khẩu than và giảm sản lượng để giành cho sản xuất điện trong nước. Thép xây dựng cũng giảm do nhu cầu trong nước giảm; máy giặt giảm 3,5%; bình đun nước nóng (6,3%); dầu thực vật tinh luyện (7%); đường kính (9,8%)...

(NDHMoney)

  • Rút ngắn lộ trình giảm thuế xăng dầu
  • Quý III/2010, lên phương án sắp xếp các TCty nhà nước hoạt động thua lỗ
  • Danh sách cơ sở y tế, giáo dục cần di dời khỏi nội đô có trong tháng 10
  • Quy mô dân số không quá 100 triệu người vào năm 2020
  • Đề phòng ngập lụt, sạt lở do bão số 3
  • CPI tháng 8 tăng nhẹ 0,23%
  • Đóng điện thành công máy biến áp 500 kV – 450 MVA thứ 2 tại Tân Định
  • XXH Truyền hình: Chất lượng phải là ưu tiên số 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi