Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Công tác quản lý Nhà nước sẽ có những đổi mới"

Công nhân tại Công ty máy kéo và máy nông nghiệp. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN)
Ngày 18/1, trong cuộc trao đổi với phóng viên VietnamPlus bên thềm hội thảo “Vai trò của Nhà nước trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường” Tiến sĩ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, ông rất kỳ vọng vào kết quả thành công của Đại hội Đảng lần thứ XI và tin tưởng công tác quản lý Nhà nước sẽ có những đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, cũng như nguyện vọng của nhân dân.

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi sang kinh tế thị trường, theo ông vai trò quản lý của Nhà nước cần có những thay đổi gì?

Tiến sĩ Lê Xuân Bá: Việc đổi mới chức năng quản lý của Nhà nước trong thời gian qua đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, vai trò quản lý Nhà nước đang bộc lộ những mặt không được như mong muốn như bộ máy quản lý còn cồng kềnh, đội ngũ công chức chưa chuyên nghiệp và thủ tục hành chính rườm rà… Những yếu tố trên sẽ tác động hạn chế sự phát triển chung của đất nước.

Cuối năm 2010, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Chính phủ đề án “Tái cấu trúc nền kinh tế” do CIEM thực hiện nghiên cứu và xây dựng.

Mục tiêu đề xuất thay đổi cơ cấu kinh tế là hướng tới trọng tâm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả  của cho nền kinh tế. Tái cấu trúc được dựa trên cơ sở phát huy được những lợi thế cạnh tranh sẵn có của Việt Nam.

Đề án trên đã được Chính phủ kết luận đánh giá cao. Tuy nhiên gần đây Chính phủ có thông báo mới, yêu cầu cơ quan tham mưu cần phải cập nhật, bổ sung lại đề án này, do điều kiện xã hội có nhiều thay đổi. Thời hạn trình dự án là Quý I/2011.

- Quan điểm của ông về phát triển kinh tế trong bối cảnh mới?

Tiến sĩ Lê Xuân Bá: Cá nhân tôi cho rằng, trong thời kỳ đổi mới này có lẽ chúng ta cũng nên đổi mới nhận thức và tư duy. Ví dụ, đặc trưng của định hướng xã hội chủ nghĩa là công bằng theo tôi là có lý. Nhưng nền tảng và điều quan trọng trước mắt là chúng ta phải phấn đấu để có kinh tế phát triển.

Khi quốc gia có đủ sức mạnh tài chính thì mới đủ năng lực thực hiện những mục tiêu tốt đẹp.

Còn nếu nền kinh tế  đất nước phát triển chậm, không có hiệu quả hoặc hiệu quả kém thì chúng ta sẽ không có “tiền” để phát triển kinh tế tiếp, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo, đồng thời chẳng có tiền để cải thiện môi trường sống xã hội tốt đẹp hơn.

Muốn gì thì gì, mục tiêu đầu tiên phải làm cho nền kinh tế phát triển lên.

Năm 2010, GDP của Việt Nam theo đầu người đạt khoảng 1.160 USD, trong khi đó các nước xung quanh ta như Thái Lan đang đứng  mức khoảng 4.000 USD, Malaysia khoảng 7.000 USD/năm.

Do vậy, Việt Nam cần phải phấn đấu đi xa hơn nữa, sau đó mới tiếp tục tiến tới đến những vấn đề như công bằng xã hội hay công hữu… mới có hiệu quả.

- Ông có kỳ vọng Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ tác động tích cực đến việc đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước?

Tiến sĩ Lê Xuân Bá: Tôi cho rằng giai đoạn hiện nay, chúng ta cần phải đẩy mạnh đổi mới, đó là yêu cầu để phát triển đất nước, yêu cầu của người dân và chúng ta không thể khác được.

Chính vì vậy tôi cho rằng sau Đại hội này, mọi việc sẽ tiến triển theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nếu không, chúng ta sẽ bị lạc hậu hơn, tụt hậu và như vậy sẽ không nhận được sự đồng thuận của người dân.

- Thời gian qua, có những ý kiến cho rằng các cơ quan tư vấn chưa thực sự làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ông có đồng tình với quan điểm trên?

Tiến sĩ Lê Xuân Bá: Nhận xét các cơ quan tư vấn chưa tham mưu cho lãnh đạo Đảng nhà nước được đến nơi, đến chốn, theo tôi đó là một nhận xét đúng.

Bởi quá trình đổi mới của chúng ta là một quá trình “vô tiền khoáng hậu”, chưa có ai làm thành công trước cho mình học tập.Trong quá trình vừa nghĩ vừa làm, tất nhiên là có những cái sai và cần phải sửa chữa.

Quá trình đổi mới đó có vô vàn vấn đề đặt ra, có những vẫn đề khó khăn khiến những công trình nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học không được thấu đáo.

Nên khi tư vấn cho Đảng, Nhà nước vẫn chưa được đến nơi đến chốn, có cái trúng thì đúng, nhưng cũng có cái chưa bám sát được thực tiễn.

Để thực hiện được nhiệm vụ trong thời gian tới, các cơ quan nghiên cứu phải nỗ lực nghiên cứu sâu hơn, bám sát thực tế hơn.

Trong chiến lược phát triển của CIEM, chúng tôi hướng tới nâng cao hơn chất lượng của cán bộ của viện, vừa t"hông kinh sử và phải hiểu biết thực tiễn."

Tiếp theo, bộ máy tổ chức của viện cũng cần thiết phải đổi mới hơn nữa.

Xin trân trọng cảm ơn ông!
 
Linh Chi (Vietnam+)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi