Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối tháng 10 sẽ quyết định gói kích cầu thứ hai

 
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi họp báo - Ảnh: T.Nguyên.

Việc tiếp tục đưa ra gói kích cầu thứ hai hay không sẽ được Chính phủ quyết định vào cuối tháng này.

Thông tin trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ vào sáng nay (1/10).

Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trước đó, tại phiên họp thường kỳ tháng 9 của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luận tình hình kinh tế - xã hội trong tháng 9 và 9 tháng năm 2009. Đặc biệt, tại phiên họp này, Chính phủ cũng đã ưu tiên bàn các giải pháp giúp các tỉnh miền Trung vượt qua bão lũ, nhanh chóng khắc phục hậu quả do cơn bão số 9 gây ra đối với nhân dân trong vùng.

Bộ trưởng Phúc cũng cho biết, ngay trong chiều nay (1/10), đích thân Thủ tướng sẽ có mặt tại các địa phương chịu bão lũ để trực tiếp chỉ đạo chính quyền địa phương, ban ngành và nhân dân ứng phó với bão, lũ.

Về tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua, Chính phủ kết luận: nền kinh tế đã phục hồi ngày càng rõ nét trên nhiều lĩnh vực. Tổng nguồn vốn đầu tư liên tục tăng cao, nhiều cân đối vĩ mô tiếp tục được ổn định. Đặc biệt, kết quả khích lệ nhất theo đánh giá của Chính phủ là đời sống nhân dân vẫn được quan tâm đúng mức và ngày càng được cải thiện, dù kinh tế trong nước và thế giới rơi vào khó khăn.

Với những chuyển biến tích cực trên, các thành viên Chính phủ đều nhất trí, mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay trên 5% là hoàn toàn có thể đạt được. Tuy nhiên, Chính phủ vẫn khẳng định, mục tiêu trong năm tới vẫn là làm sao để nền kinh tế tiếp tục phục hồi, đảm bảo tăng trưởng như mục tiêu đề ra.

Đặc biệt, Chính phủ dự báo về triển vọng kinh tế trong năm 2010 có nhiều khả năng sẽ khởi sắc hơn nên khá nhiều các chỉ tiêu về vĩ mô phải được tính toán lại cho phù hợp. Trong đó, chỉ tiêu về bội chi ngân sách phải được quan tâm để có thể giảm dần xuống mức 5% khi các khoản chi kích thích kinh tế có thể sẽ được rút lại. Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên trách tính toán cụ thể, chi tiết các chỉ số vĩ mô, đặc biệt là chỉ số lạm phát trong năm 2010.

Liên quan đến việc có tiếp tục triển khai gói kích cầu tiếp theo hay không, Bộ trưởng Phúc cho biết, quan điểm của Chính phủ là phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có hay không.

Chính phủ thống nhất gói kích thích kinh tế thứ nhất là đúng đắn, đã phát huy hiệu quả, góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính thế giới, giữ được kinh tế trong nước chỉ dừng lại ở mức suy giảm.

Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng thống nhất về tính hai mặt của chính sách kích thích kinh tế. Đó là chính sách đúng đắn, cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm. Nhưng ngược lại, chính sách này cũng có thể gây nên những bất lợi, tạo sức ì cho các doanh nghiệp và cả toàn bộ nền kinh tế trong điều kiện tình hình đã chuyển biến tích cực hơn.

Do đó, Bộ trưởng Phúc cho biết, hiện Chính phủ đang tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế về gói kích cầu tiếp theo. Quyết định có hay không đưa ra gói kích cầu tiếp theo sẽ được Chính phủ đưa ra trong phiên họp Chính phủ vào cuối tháng 10 này

(Theo Từ Nguyên // VnEconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi