Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dành 7.000 tỷ đồng để giãn thuế thu nhập doanh nghiệp

 Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ phương án giãn thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số đối tượng khó khăn, với tổng tiền ước tính lên tới 7.000 tỷ đồng.

Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết phương án giãn thuế được cơ quan này gấp rút hoàn thành và trình Chính phủ trong phiên họp thường kỳ ngày 30/3.

Ước tính có khoảng 200.000 doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nằm trong diện được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, theo đề xuất của Bộ Tài chính. Số thuế dự kiến được giãn cho đợt này vào khoảng 7.000 tỷ đồng. "Đây được coi là biện pháp khẩn mà chúng tôi có thể làm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng, lạm phát", một lãnh đạo Bộ Tài chính nói.

Hồi năm 2009, nhằm tháo gỡ khó khăn, Bộ Tài chính cũng đề xuất phương án giãn thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối tượng được hưởng ưu đãi thuế là một số ngành hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ước tính, tổng số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi vào khoảng trên 300.000, với thuế giãn là 10.000 tỷ đồng.

Ngoài việc giãn thuế, Bộ Tài chính cũng đang tổ chức lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để xây dựng đề án sửa đổi Thông tư hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều ý kiến đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông từ 25% xuống còn 20%. Mức thuế 20% này được tiết lộ là nằm trong lộ trình cắt giảm mà Việt Nam dự kiến thực hiện trong năm 2011.

Từ năm 1997 đến nay, thuế suất quy định tại Luật này đã có 3 lần sửa đổi. Nếu như năm 1997, thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng mức 32% thì đến năm 2003, Luật sửa đổi, giảm thuế xuất xuống còn 28%. Từ 1/1/2009, Luật thuế mới cho phép áp dụng mức thuế ưu đãi còn 25%.

(VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi