Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề nghị xây dựng định mức sử dụng đất

 
Đất để hoang hóa gây lãng phí nguồn tài nguyên.

Bộ Tài  nguyên và Môi trường đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng định mức sử dụng đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn lực đất đai đang bị lãng phí lớn.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008 của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao đất cho biết, cả nước đang có 144.485 tổ chức đang quản lý, sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê 338.450 thửa đất, khu đất với 7.833.142,70 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích tự nhiên của cả nước.

Một số thành phố, tỉnh trọng điểm tập trung số lượng tổ chức giữ đất lớn như: Thành phố Hà Nội chiếm 8,36% tổ chức của cả nước, Tp. Hồ Chí Minh chiếm 6,69%, Thanh Hóa chiếm 4,42%...

Tuy nhiên, trong số 144.485 tổ chức trên, có tới 1.205 tổ chức đang sử dụng đất nhưng cho thuê trái phép với 2.918,65 ha. Diện tích đất cho thuê trái pháp luật đối với tổ chức, cơ quan Nhà nước chiếm tới 64,91% với 544 tổ chức, tập trung tại Ủy ban Nhân dân cấp xã, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị.

Số tổ chức cho mượn đất là 1.647 tổ chức với diện tích 6.740,76 ha, tập trung lớn nhất tại vùng Đông Bắc.

Số tổ chức sử dụng đất chuyển nhượng trái phép là 188 tổ chức với diện tích chuyển nhượng trái phép là 375,28 ha. Nhiều địa phương có hiện tượng các tổ chức tự chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân và các tổ chức khác gây nên biến động về quyền sử dụng đất.

Tổng diện tích đất để lấn, chiếm là 254.033,19 ha do 3.915 tổ chức đang quản lý. Đáng chú ý, trong số này có 3.285 ha của 103 tổ chức quốc phòng.

Diện tích bị lấn chiếm lớn, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chủ yếu do tình trạng sử dụng không hiệu quả, sử dụng chưa hết diện tích được giao, không quản lý được mốc ranh khu đất đã được giao, chưa xây dựng tường rào hoặc cắm mốc giới để phân định với đất của dân, của tổ chức khác.

Một số tổ chức do quản lý đất không chặt chẽ, diện tích đất sử dụng không hết. Có tổ chức sử dụng đất đầu tư xây dựng, công trình hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng sau một thời gian di dời không thông báo với chính quyền địa phương dẫn đến việc người dân lấn chiếm trên khu đất bỏ hoang đó.

Đối với số diện tích đất tại các nông lâm trường bị lấn chiếm, một phần do diện tích đất lớn, lại ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, cán bộ kiểm tra mỏng, nhưng nguyên nhân đáng trách hơn là do các cấp chính quyền địa phương, các ban quản lý nông lâm trường và các cán bộ làm công tác quản lý tại các nông lâm trường còn thiếu tính chủ động quản lý, làm ngơ trước tình trạng lấn chiếm của người dân địa phương.

Cũng theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng sử dụng không đúng mục đích đất được giao, cho thuê xảy ra ở hầu hết các loại hình tổ chức.

Cả nước có 3.311 tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích với 25.587 ha; trong đó chủ yếu là các tổ chức sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (1.527 tổ chức với diện tích 21.499 ha), sử dụng vào mục đích làm nhà ở (1.828 tổ chức với diện tích 4.088 ha). Số diện tích sử dụng vào mục đích làm nhà ở chủ yếu xây dựng nhà cho cán bộ công nhân viên của các tổ chức kinh tế, các nông lâm trường, tổ chức sự nghiệp công.

Ngoài số lượng đất công bị lấn chiếm sử dụng sai mục đích, diện tích đất chưa đưa vào sử dụng cũng khá lớn. Tổng diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức là 299.719 ha, chiếm 3,83% tổng diện tích đất của các tổ chức đang quản lý sử dụng. Trong đó, diện tích đã đưa vào sử dụng nhưng còn để hoang hóa là 250.862 ha do 2.455 tổ chức quản lý; diện tích xây dựng chậm là 48.888 ha do 1.681 tổ chức quản lý, tập trung chủ yếu vào những dự án phát triển khu đô thị mới và khu công nghiệp.

Đáng chú ý, trong bảng đánh giá diện tích đất chưa sử dụng của các tổ chức được giao đất, khối cơ quan Nhà nước có số lượng diện tích đất để lãng phí nhiều nhất với diện tích đất 863,43 ha.

Qua kiểm kê quỹ đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phát hiện nhiều trường hợp các tổ chức được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự chênh lệch với hiện trạng sử dụng đất.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức cũng là một bất cập. Nhiều nơi chưa quan tâm đến việc làm thủ tục xin cấp giấy nên tỷ lệ được cấp giấy chứng nhận rất hạn chế.

Từ kết quả kiểm kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp xây dựng định mức sử dụng đất của các tổ chức, đặc biệt là định mức sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất để rà soát, thu hồi hoặc bổ sung đất phù hợp với quy định, tránh làm lãng phí quỹ đất.

Đồng thời, Bộ cũng đề nghị cần có các quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công của Nhà nước nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn, chiếm, sử dụng trái phép, sử dụng không có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất.

Trên cơ sở báo cáo này, Chính phủ sẽ có phương hướng sắp xếp lại quỹ đất công trong thời gian tới.

 

(Theo Hạnh Liên // VnEconomy)

  • Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc cho vay vốn
  • Xuất khẩu thủy sản “bơi” trong khó khăn
  • Quy tắc đạo đức và ứng xử trong đấu thầu liên quan đến ODA Nhật Bản
  • Nghị định mới về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại
  • 8 tháng năm 2009, ngành giao thông đạt tốc độ giải ngân cao
  • Đề nghị thôi chức Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Than - Khoáng sản VN
  • Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục tăng chậm
  • Ngành công nghiệp đang có dấu hiệu phục hồi tốt
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi