Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng

(Ảnh minh họa: Ngọc Hà/TTXVN)
Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết nhập khẩu điện từ Trung Quốc sẽ tăng thêm khoảng 100 triệu kWh/tháng kể từ tháng 4.

Như vậy, sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của cả nước trong 4 tháng đầu năm nay đã đạt gần 32,7 tỷ kWh, tăng 10,32% so với cùng kỳ, trong đó điện mua ngoài gần 19,5 tỷ kWh, tăng 14,78%.

Theo đánh giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngoài các yếu tố như điều kiện thủy văn các hồ thủy điện được cải thiện (nhất là các hồ phía Bắc, nơi tập trung các nhà máy thủy điện lớn), thời tiết mát mẻ và nhu cầu điện tăng không cao như dự kiến, còn có yếu tố khác như các nhà máy nhiệt điện than mới đưa vào vận hành tại miền Bắc sau khi khắc phục các khiếm khuyết đã vận hành tương đối ổn định.

Bên cạnh đó, việc đưa vào phát điện tổ máy 1 và 2 thủy điện Sơn La góp phần cải thiện đáng kể tình trạng thiếu hụt công suất điện vào giờ cao điểm trong mùa khô 2011, đẩy mạnh các biện pháp tiết kiệm điện với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương đã tạo chuyển biến tích cực trong toàn xã hội là những nguyên nhân khiến những tháng đầu năm nay, tình hình cung ứng điện được cải thiện nhiều so với cùng kỳ năm 2010 và so với những tính toán từ đầu năm.

Trước tình hình khả quan này, trong tháng 5 này, EVN tiếp tục chỉ đạo các đơn vị cung ứng điện theo phương thức không tiết giảm phụ tải điện, đồng thời đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp.

Dự kiến trong tháng, hệ thống điện có thể đáp ứng sản lượng trung bình khoảng 309 triệu kWh/ngày, công suất lớn nhất dao động từ 15.500-16.300 MW.

Ngoài việc duy trì phát điện ổn định các tổ máy 1 và 2 thủy điện Sơn La, EVN phấn đấu phát điện tổ máy 1 thủy điện An Khê, tổ máy 2 thủy điện Đồng Nai 3 và hoàn thành đóng điện 9 công trình lưới điện 220kV, đồng thời hoàn thiện thủ tục để khởi công xây dựng các nguồn điện theo kế hoạch và đảm bảo tiến độ đầu tư các công trình lưới điện truyền tải, đặc biệt là các công trình đồng bộ, giải toả công suất các nguồn điện và chống quá tải lưới điện./.
 
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi