Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ì ạch công trình giao thông trọng điểm

Đường dẫn cầu Đồng Nai mới chưa thi công được vì không có mặt bằng. Ảnh: Đức Minh.

Từ 2 năm nay, một số dự án giao thông trọng điểm đã được đầu tư trên địa bàn Đồng Nai. Tuy nhiên, đa số các công trình đều chậm tiến độ so với kế hoạch, một trong những nguyên nhân chính là khâu giải phóng mặt bằng (GPMB). Có công trình phải đình trệ do không có mặt bằng thi công.

Công trình chờ mặt bằng

Cầu Đồng Nai mới được đưa vào sử dụng đã hơn nửa năm, nhưng đến nay đường dẫn hai đầu cầu đều chưa có và đang phải sử dụng tạm vào đường dẫn của cầu cũ. Việc thi công các đường dẫn, nút giao hai đầu cầu không mấy tiến triển do GPMB hết sức chậm, phía bờ Đồng Nai chỉ mới giải tỏa được một phần. Không có mặt bằng thi công, chủ đầu tư vừa có văn bản gửi các bộ, ngành xin gia hạn công trình thêm một năm nữa.

Ông Lê Hồng Sơn, quyền Tổng giám đốc Cty CP Đầu tư Xây dựng Đồng Nai (đơn vị thi công công trình này) cho hay, theo tiến độ hiện tại, việc thi công đã chậm so với cam kết. Nút giao thông phía Đồng Nai dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2012. còn phía Bình Dương thì chưa nhận được mặt bằng.

Cùng nằm trong các dự án trọng điểm của Đồng Nai là dự án cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 25A là dự án giao thông quan trọng nhất của huyện Nhơn Trạch. Cùng với dự án cầu quận 9 (TP Hồ Chí Minh) trong tương lai, đây sẽ là tuyến đường huyết mạch nối Nhơn Trạch với TP Hồ Chí Minh.

Được khởi công từ đầu năm 2009, theo kế hoạch dự án cải tạo tỉnh lộ 25A dài 5km của tuyến đường này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009, thế nhưng do chậm trong GPMB, dự án được liên tiếp gia hạn nhiều lần. Nhưng đến cuối năm nay, dự án này cũng sẽ khó hoàn thành vì đến thời điểm này khối lượng công việc chỉ mới đạt được khoảng 30%.

Công trình nâng cấp mở rộng QL51 ngã tư Vũng Tàu (TP Biên Hòa) – TP Vũng Tàu được khởi công từ tháng 8-2009 và dự kiến hoàn thành vào tháng 2-2010, nhưng cho đến nay công trình này vẫn còn ngổn ngang, gây nên cảnh kẹt xe trầm trọng mỗi ngày.

Nguyên nhân cũng là do nhiều đoạn chưa có mặt bằng thi công. Phía chủ đầu là Cty CP Phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu liên tục họp với chính quyền địa phương để tìm biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong GPMB.

Tuy nhiên, công trình từ ngã tư Vũng Tàu đến cảng Cái Mép sẽ khó hoàn thành trong năm nay bởi đến thời điểm này, gần 200 hộ dân trong phạm vi đã GPMB trước đây không chịu bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Lỗi ở chính sách?

Các nhà đầu tư than phiền, công tác GPMB tại Đồng Nai thường chậm so với các địa phương khác. Nguyên nhân chậm được các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai nhìn nhận và cho rằng việc liên tục thay đổi các cơ chế chính sách cũng làm địa phương gặp nhiều lúng túng.

Từ năm 2005 đến nay Chính phủ đã ban hành đến 3 nghị định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người bị thu hồi đất, không ít trường hợp một dự án được áp dụng 2- 3 chính sách bồi thường giải tỏa gây bức xúc dẫn đến khiếu nại trong dân.

Tại TP Biên Hòa có ba công trình lớn là cầu Đồng Nai mới, mở rộng QL51, đường tránh TP Biên Hòa. Để thực hiện các dự án này TP phải di dời hoặc lấy phần đất của hơn 2.000 hộ dân trong khi đó ở khu vực này tình trạng xây cất trái phép, mua bán đất không đúng pháp luật xảy ra khá phổ biến do chính quyền địa phương không cập nhật đầy đủ, kịp thời các biến động về tình hình sử dụng đất nên khi cần thực hiện GPMB, ngành chức năng gặp nhiều vướng mắc.

Ông Trương Phúc Hậu, Phó Chủ tịch Hội đồng đền bù TP Biên Hòa cho rằng, một nguyên nhân gây chậm trễ trong GPMB là công tác tái định cư. Theo quy định tái định cư phải đi trước một bước, thế nhưng trên thực tế dân không bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Ngoài các dự án giao thông đã được khởi động, thời gian tới, hàng loạt công trình trọng điểm như đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, dự án cầu đường quận 9 – Nhơn Trạch, sân bay quốc tế Long Thành khi triển khai công tác GPMB sẽ tiếp tục gây áp lực lớn cho các địa phương.

(Theo Đức Minh // Tienphong Online)

  • Thuần hóa rau rừng
  • Sạt lở nghiêm trọng ở tuyến đê biển Tây Cà Mau
  • Quyết nghị những vấn đề quan trọng về KT-XH
  • Triển khai hệ thống lọc nước biển ở Trường Sa
  • Thành lập Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia
  • Công bố điểm sàn đại học, cao đẳng
  • 17 tỉnh có dịch lợn tai xanh
  • Tình hình cấp điện tháng Tám tiếp tục căng thẳng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi