Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liệu pháp tránh sốc… lùi "thả" giá điện

Kế hoạch "thả" giá điện theo cơ chế thị trường không thể thực hiện sớm theo kế hoạch mà có thể sẽ phải lùi tới năm 2013 vì nếu tính đúng, tính đủ, điện sẽ tăng giá rất mạnh và gây áp lực lớn đến lạm phát.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nhấn mạnh điều này trong phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 30/6.

Theo Bộ trưởng Vũ Văn Ninh, với giá bán điện hiện nay, EVN đang lỗ rất lớn. Nếu không điều chỉnh giá, ngành điện rất khó thu hút được vốn đầu tư nhưng mức tăng và thời điểm áp dụng cần phù hợp để tránh sốc cho nền kinh tế.

Trên thực tế, từ tháng 4 đến nay, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) liên tục "nói gần nói xa" chuyện sẽ phải điều chỉnh giá bán điện lần 2 do khó khăn về tài chính. Thậm chí, trong hầu hết các cuộc giao ban trực tuyến của ngành Công Thương, lãnh đạo EVN cũng không ngớt kêu khó và đề cập đến việc tăng giá bán. Tuy nhiên, do điện là mặt hàng nhạy cảm tác động đến đại bộ phận dân chúng nên EVN chỉ dừng ở chỗ than thở chứ chưa công khai mức điều chỉnh không dám đưa ra con số hay thời điểm tăng giá đợt 2. Dù rằng, ngày 1/3, giá điện đã một lần điều chỉnh với mức tăng bình quân 15,28%.

Một nguồn tin của EVN nói rằng kinh doanh điện đang lỗ rất lớn, nếu không điều chỉnh giá lần 2, số lỗ lũy kế tính đến hết năm 2011 có thể lên tới 40.000 tỷ đồng. Quyết định 24 của Chính phủ ban hành hồi tháng 2 đã ít nhiều trao quyền tự quyết cho EVN. Nếu chiếu theo các quy định tối thiểu 3 tháng, giá điện được điều chỉnh một lần với mức không quá 5% thì từ nay đến hết năm EVN có thể được tăng giá tới 2 lần. Và nếu EVN được phép làm điều này thì số lỗ sẽ giảm được trên 3.000 tỷ đồng...

Tại thời điểm công bố giá bán mới 1/3, Bộ Tài chính cho rằng mức tăng 15,28% này vẫn chưa đủ bù đắp chi phí. Điều này đồng nghĩa với việc EVN đang chịu lỗ hàng chục nghìn tỷ đồng, bởi nếu tính đúng tính đủ, giá điện phải tăng tới 62%.

Bộ Tài chính cho rằng nếu không có đợt tăng giá ngày 1/3 thì ngành điện sẽ lỗ thêm 29.500 tỷ đồng nâng tổng số lỗ của các năm lên 57.417 tỷ đồng.

EVN cũng đang là con nợ của một số đối tác lớn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (Petrovietnam), Tập đoàn Than khoáng sản VN (Vinacomin) với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Để chuẩn bị cho việc thực hiện kế hoạch "thả" giá điện theo cơ chế thị trường, từ 1/7, thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) thí điểm sẽ chính thức khởi động.

Dự kiến, tổng công suất đặt trong ngày 1/7 là 22.878 MW. Trong đó, sẽ có 55 nhà máy trực tiếp tham gia chào giá với tổng công suất 13.977 MW (chiếm 62%); 7 nhà máy thủy điện đa mục tiêu (tổng công suất 5.332 MW, chiếm 23% ) không chào giá mà do SMO công bố sản lượng; 2 nhà máy điện BOT do SB chào giá thay (tổng công suất 1.480 MW, chiếm 6%).

Ngoài ra còn 12 nhà máy điện chạy dầu và điện nhập khẩu từ Trung Quốc, thủy điện nhỏ không tham gia thị trường (tổng công suất 2.809 MW, chiếm 9%).

Cục Điều tiết điện lực (ERAV) cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng đã hoàn tất. Các đơn vị đã tập dượt các kỹ năng, thao tác trong quá trình tính toán, chào giá bán điện ra thị trường và thanh toán. Hệ thống văn bản pháp lý đã hoàn thiện sẵn sàng với hàng loạt hệ thống thông tư (18/2010/TT-BCT, 41/2010/TT-BCT, 12/2010/TT-BCT, 27/2009/TT-BCT…) do Bộ Công Thương ban hành và 12 quy trình hướng dẫn Thông tư 18 và Thông tư 27 do ERAV ban hành trong tháng 4 và tháng 5/2011.

69/69 đơn vị chào giá đã được cài đặt hệ thống chào giá và kết nối VPN. Trong đó, 26/69 đơn vị chào giá được kết nối WAN.

120 lãnh đạo các đơn vị và 301 cán bộ của các nhà máy tham gia thị trường VCGM đã được đào tạo.

Cuộc tổng duyệt diễn ra ngày 20/6 của EVN đã thành công.

(Tamnhin)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi