Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lo khó đáp ứng nhu cầu lao động của Nokia Việt Nam

picture
Nhà máy tại Việt Nam sẽ là nhà máy thứ 11 của Nokia trên thế giới, có quy mô tương tự nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Nokia mới đây đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác đầu tư tại Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại di động của hãng này tại tỉnh Bắc Ninh.

Đại diện Nokia cho biết, nhà máy này dự kiến sẽ thu hút khoảng 10.000 lao động tại địa phương. Cụ thể, bắt đầu từ tháng 9/2011, Nokia cần 275 lao động và cho đến khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định (năm 2014) sẽ cần khoảng 10.000 lao động, trong đó 9.500 lao động trực tiếp và 500 lao động gián tiếp.

Ông William Hamilton-Whyte, Tổng giám đốc Nokia Việt Nam nói hiện hãng đang có 10 nhà máy tại 9 quốc gia, thu hút hơn 132.000 lao động. Nhà máy tại Việt Nam sẽ là nhà máy thứ 11 của Nokia trên thế giới, có quy mô tương tự nhà máy tại Trung Quốc, Ấn Độ.

Tổng giám đốc Nokia Việt Nam cũng cho biết, lao động làm việc tại Nokia sẽ chủ yếu là thợ kỹ thuật cao, lành nghề, có trình độ tương đương cao đẳng dạy nghề.

Tuy nhiên, khi trao đổi với VnEconomy xung quanh nhu cầu lao động của Nokia, một lãnh đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tỏ ra lo ngại, rằng nguồn nhân lực địa phương khó có thể đáp ứng được nếu không có sự chuẩn bị bài bản.

Bởi, Bắc Ninh hiện đã có 11 khu công nghiệp, nhưng nguồn nhân lực bản địa ở đây mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu lao động tại các khu công nghiệp này.

Vì vậy, theo lãnh đạo này, Nokia cần liên kết với Tổng cục Dạy nghề, ngay từ bây giờ đặt hàng đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp thì đến năm 2014 mới có thể hội đủ nguồn nhân lực để đi vào hoạt động.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi