Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nặng tính bao cấp, ngành y tế khó thu hút vốn đầu tư

Ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, nhưng việc thực hiện chưa được suôn sẻ.
 
Theo Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), hiện chưa có thống kê chính xác về nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực y tế, nhưng ước tính, với riêng 225 bệnh viện đa khoa, bệnh viện tâm thần, lao, ung bướu, chuyên khoa nhi của hệ thống bệnh viện tuyến tỉnh, nhu cầu đầu tư là trên 45.000 tỷ đồng, tương đương 2,2 tỷ USD. Ngoài ra, để đầu tư phát triển y tế chuyên sâu, cần khoảng 10.000 tỷ đồng; đầu tư nâng cấp các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh cần khoảng 100.000 tỷ đồng; phát triển đội ngũ thầy thuốc cần 5.000-10.000 tỷ đồng...

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), ông Phạm Lê Tuấn cho biết, đầu tư cho y tế lâu nay chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Theo đó, tổng chi cho y tế tuy có tăng hàng năm, song vẫn ở mức thấp, chỉ bằng 5-6% GDP. Trong khi đó, chi y tế bình quân đầu người ở Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm (năm 2000 là 21 USD/người/năm, năm 2005 là 38 USD/người/năm và năm 2008 là 66 USD/người/năm).

Theo ông Tuấn, với mức đầu tư trên, hầu hết cơ sở vật chất của ngành y tế đều đã cũ, không đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trong bối cảnh đó, những năm qua, Chính phủ đã đồng ý để ngành y tế đầu tư cơ sở vật chất bằng trái phiếu Chính phủ. Ngoài ra, ngành y tế đã đưa ra nhiều giải pháp để huy động vốn đầu tư, nhưng việc thực hiện không được suôn sẻ.

Cụ thể, đối với đầu tư tư nhân, thời gian qua, đã có 97 bệnh viện tư nhân được thành lập, tập trung nhiều nhất ở TP.HCM với 30 bệnh viện, Hà Nội 12 bệnh viện và một số tỉnh, thành khác. Điểm chung của các bệnh viện tư nhân là quy mô còn khiêm tốn, số giường bệnh chỉ chiếm 3,7% tổng số giường bệnh công lập và thường tập trung vào các dịch vụ có khả năng sinh lời.

Với việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kết quả đạt được cũng chưa khả quan. Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến giữa năm 2010, cả nước mới thu hút được 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành y tế, với số vốn gần 1 tỷ USD.

Một trong những trở ngại của việc huy động vốn cho y tế là đầu tư cho ngành này đòi hỏi vốn lớn, nhưng việc thu hồi vốn lại chậm. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập, chưa thật hấp dẫn nhà đầu tư. Ngành y tế Việt Nam còn mang nặng tính bao cấp, thiếu chuyên nghiệp, chưa xác định rõ chiến lược, định hướng.

Ngoài ra, ngành y tế chưa có chiến lược phát triển bổ trợ giữa hệ thống bệnh viện công và tư; chưa có quy hoạch phát triển các lĩnh vực mà Nhà nước bắt buộc phải đầu tư và vận hành, các lĩnh vực và địa bàn nhà nước mà tư nhân có thể đầu tư và cung cấp dịch vụ. Vẫn còn quan niệm chưa đúng về hệ thống tư nhân, gắn phạm trù tư nhân với ý nghĩa vụ lợi, chạy theo lợi ích và chất lượng kém.

Để tăng hiệu quả thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước vào lĩnh vực y tế, theo ông Alain Barbu, Giám đốc quản lý Danh mục dự án Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, Việt Nam cần có cơ chế ưu đãi cụ thể về thuế, đất đai, cơ chế hoạt động, chính sách phát triển thị trường vốn và tín dụng đầu tư, chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế...

Ngoài ra, các hãng, công ty hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận luôn cần khuôn khổ pháp lý tốt để giải quyết xung đột lợi ích giữa các cơ quan, cá nhân thuộc hệ thống nhà nước và tư nhân. Theo đó, ngành y tế phải coi các tổ chức, hệ thống y tế tư nhân là một bộ phận của hệ thống y tế quốc gia, từ đó xây dựng quan điểm đúng đắn về hệ thống y tế lồng ghép và hợp tác công tư trong hệ thống nhà nước. Bảo hiểm y tế phải mở rộng cả sang hệ thống bệnh viện tư nhân.

(Theo Hải Yến // Báo đầu tư)

  • Sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2010
  • Dùng chung hạ tầng di động - Lựa chọn tất yếu
  • Đối thoại giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp vận tải
  • Sắp kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp cho thuê lao động
  • 8 mặt hàng được mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa
  • Tháng 8: Sản xuất công nghiệp tăng cao, nông nghiệp ổn định
  • Xây đường bộ nối 2 tuyến đường cao tốc
  • Liên ngành giải quyết một thủ tục thông quan tại cửa khẩu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi