Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà thuốc đổ xô đăng ký GPP

Bộ Y tế quy định, kể từ ngày 1-1-2011, tất cả nhà thuốc trong cả nước phải đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP), nên sát hạn chót, hàng loạt nhà thuốc nộp hồ sơ xin thẩm định và cấp chứng nhận.

Khi Bộ Y tế mới công bố quy định về GPP, mỗi tháng Sở Y tế Hà Nội chỉ nhận được 1 hoặc 2 bộ hồ sơ của nhà thuốc. Hiện nay, con số này tăng lên gần 100 hồ sơ. Theo nhiều chuyên gia, Sở Y tế có thể quá tải nếu số hồ sơ tiếp tục tăng vì nhân lực để thẩm định và cấp chứng nhận có hạn trong khi những cán bộ này vẫn phải tham gia các công việc chuyên môn khác.

TS Nguyễn Văn Yên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết Hà Nội có khoảng 1.900 nhà thuốc và mới chỉ có 1.100 nhà thuốc được cấp chứng nhận GPP.

Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có khu tư vấn riêng
Nhà thuốc đạt chuẩn GPP phải có khu tư vấn riêng . Ảnh: Ecopharmacy

Theo TS Yên, với nhà thuốc lớn thì một vài chục triệu đồng để đạt GPP không quá nhiều, nhưng với nhiều nhà thuốc ở nông thôn thì thực sự là một thách thức. Ở nông thôn, nhà thuốc có ít, trong khi không phải ai cũng có điều kiện lên khu vực trung tâm khi cần thuốc chữa bệnh. Hiện tại, ở nông thôn, mạng lưới bán lẻ, ngoài nhà thuốc, còn có các quầy thuốc, đại lý bán thuốc của doanh nghiệp. Theo quy định, từ ngày 1-1-2013, tất cả quầy thuốc phải đạt tiêu chuẩn GPP.

Lý lẽ nhiều chủ nhà thuốc đưa ra để giải thích cho việc chậm hoàn thiện nhà thuốc đạt chuẩn GPP là tốn tiền. Theo dược sĩ Minh Chính - chủ cửa hàng thuốc 42 Quang Trung, Hà Nội (nhà thuốc đã đạt GPP), để đầu tư cho nhà thuốc đạt GPP, sẽ tốn vài chục triệu để cho việc trang bị các thiết bị và tủ thuốc theo quy định như: làm lại cửa kính, lắp máy điều hòa nhiệt độ, máy đo độ ẩm, nhiệt độ, viết các quy trình thao tác chuẩn, đào tạo và tự đào tạo...

TS Yên nhận định, với GPP, người tiêu dùng có thể yên tâm vì thuốc có nguồn gốc hợp pháp, chất lượng bảo đảm và được bảo quản tốt, thuốc kê toa được bán theo đơn bác sĩ, thuốc được dược sĩ tư vấn, hướng dẫn sử dụng và có cơ chế theo dõi thông tin sau khi bán, giá cả hợp lý, có kiểm soát. Việc đầu tư các chuỗi nhà thuốc GPP với nguồn cung ứng ổn định, lâu dài, bớt các tầng nấc trung gian sẽ giúp bình ổn giá thuốc.

Những quy định chặt chẽ đối với nhà thuốc GPP sẽ giúp từng bước khắc phục thói quen mua thuốc, tự điều trị của người bệnh, khắc phục tâm lý thuốc tốt là thuốc đắt tiền. Như vậy, thời gian điều trị sẽ ngắn đi và chi phí khám chữa bệnh sẽ giảm, ông nói.

Nhà thuốc GPP phải bảo đảm tối thiểu những điều kiện sau:

- Về cơ sở vật chất: Diện tích tối thiểu 10m2, thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30oC, độ ẩm không vượt quá 75%. Bố trí các khu riêng biệt như: khu trưng bày, bảo quản thuốc; khu mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế; khu ra lẻ thuốc với dụng cụ và bao bì thích hợp, khu tư vấn, trao đổi thông tin.

- Về hồ sơ sổ sách, tài liệu quy chế, các quy trình thao tác chuẩn: Bảo đảm ít nhất 5 quy trình là mua thuốc và kiểm soát chất lượng; bán thuốc kê đơn; bán thuốc không kê đơn; bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc; giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.

- Về nhân sự: Có dược sĩ đại học có chứng chỉ hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn, có nguồn nhân lực đáp ứng quy mô hoạt động. Quan trọng nhất là sự có mặt hành nghề của dược sĩ đại học.

(Theo Tienphong Online)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi