Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều mặt hàng tăng giá theo xăng dầu

Việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và đẩy giá nhiều mặt hàng trong nước tăng theo - ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) khẳng định tại buổi họp báo ngày 1/4.

Dư luận vẫn rất băn khoăn về tính minh bạch của giá xăng dầu. Ảnh: hồng vĩnh
Dư luận vẫn rất băn khoăn về tính minh bạch của giá xăng dầu. Ảnh: hồng vĩnh.

Theo ông Quyền, việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ làm tăng chỉ số giá tiêu dùng và đẩy giá nhiều mặt hàng trong nước tăng theo. Tuy nhiên, vì CPI hai tháng đầu năm đều thấp, trong khi đó tháng 3 âm, nên việc tăng giá xăng dầu lần này sẽ khiến cho mức độ cộng hưởng không cao.

Về tính minh bạch của giá xăng dầu, ông Quyền cho biết, Bộ Công Thương đang chủ trì phối hợp các bộ ngành để sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định 84 về điều hành giá xăng dầu, trình Chính phủ ngày 30/6/2013.

Hiện, việc tăng giá xăng dầu không được thông báo trước vì các quy định về điều chỉnh tăng giảm giá xăng dầu, tài liệu các doanh nghiệp đăng ký, tài liệu các cơ quan trao đổi với nhau đều được coi là tài liệu mật, không được phổ biến để tránh gây rúng động thị trường dẫn đến tình trạng gom hàng, đầu cơ, khan hiếm ảo...

“Tới đây, việc trích quỹ thế nào, kiểm soát kiểm toán ra sao, báo cáo tình hình thế nào, lúc trích âm thế nào, trích dương ra sao..., tất cả sẽ được Bộ Công Thương lấy ý kiến các chuyên gia kinh tế và giới báo chí” - ông Quyền nói.

Chưa kiểm soát được buôn lậu xăng dầu

Về tình hình buôn lậu xăng dầu qua biên giới, ông Đỗ Thanh Lam - Phó cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, hiện, theo quy định, có nhiều lực lượng tham gia chống buôn lậu xăng dầu như lực lượng biên phòng, hải quan, cảnh sát biển, quản lý thị trường.

Bộ Công Thương cho biết, ước tính lượng xăng dầu nhập khẩu tháng 3/2013 đạt 600 nghìn tấn, tương đương 584 triệu USD, tăng 23% so với tháng trước. Tính chung lượng nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2013 đạt 1.577 nghìn tấn, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2012. Lượng dầu thô xuất khẩu quý I năm 2013 đạt 2.117 nghìn tấn, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Thời gian qua, các lực lượng đã phát hiện nhiều vụ buôn lậu xăng dầu lớn. Đặc biệt, sau khi tăng cường tuần tra kiểm soát, trong vòng hai tháng (25/12/2012 đến 28/2/2013), cảnh sát biển đã bắt giữ 917.000 lít xăng và 92.000 lít dầu.

Trước thắc mắc về việc có phải vì buôn lậu xăng dầu gia tăng nên liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định phải tăng giá xăng dầu, ông Võ Văn Quyền cho rằng, không có quy định nào hiện nay nói rằng khi buôn lậu xăng dầu tăng thì sẽ tăng giá xăng dầu.

“Xăng dầu tăng hay giảm, tùy vào tình hình kinh tế xã hội để liên bộ điều hành. Việc chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới chỉ là một trong các căn cứ để quyết định có tăng giá xăng dầu hay không”- ông Quyền nói.

Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong nước hiện thấp hơn giá của các nước có chung đường biên giới với Việt Nam từ 2.000-5.000 đồng/lít dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu đang diễn ra rất phức tạp. Chính vì thế, liên bộ Tài chính - Công Thương mới quyết định tăng giá xăng dầu vào ngày 28/3 vừa qua.

Lý do được liên bộ này đưa ra là, nếu không tăng giá xăng dầu trong nước, sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới gia tăng, và Nhà nước sẽ rất khó kiểm soát.

(Theo Tienphong Online)

  • “Sốc” với kết quả kiểm tra mũ bảo hiểm
  • Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2013
  • Ba lý do khiến dân mâu thuẫn đất đai với lâm trường
  • Đến 2020, người Việt ra đường không cần mang giấy tờ tùy thân
  • Khuôn mặt mới của “cuộc chiến” chống chuyển giá?
  • Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp: Giữ nguyên 23%?
  • CPI tháng 3 âm, vì sao?
  • Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2012: Xáo trộn bất ngờ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi