Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thanh toán giá điện theo thị trường sớm hơn

Thị trường phát điện cạnh tranh, thanh toán giá theo giá thị trường sẽ được đẩy lên sớm hơn. Ảnh: Lê Toàn.

Theo dự kiến trước đây, việc chào giá và huy động ở thị trường phát điện cạnh tranh sẽ chỉ bắt đầu từ giai đoạn 3 (chưa xác định thời điểm). Nay Chính phủ xem xét cho phép cơ chế mở hơn đối với các nhà cung cấp, được thanh toán theo giá thị trường ngay từ giai đoạn 2, theo thông báo số 174/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ hôm 25-7.

Thị trường điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành thí điểm từ ngày 1/7/2011, bằng việc mở cửa cho 48/73 nhà máy điện có công suất lớn hơn 30MW trực tiếp chào giá trên thị trường. Ở giai đoạn đầu (giai đoạn I) hiện đang thực hiện, các nhà máy điện được chào giá cạnh tranh với điều kiện nhà máy nào chào giá thấp sẽ được mua trước.

Việc thanh toán tiền mua điện ở giai đoạn này theo cơ chế: 95% sản lượng thanh toán theo hợp đồng đã ký với Công ty mua bán điện (thuộc EVN) và 5% còn lại thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Giai đoạn 2 cũng mua- bán theo hình thức tương tự, tức là sản lượng điện được thanh toán theo hợp đồng. Giai đoạn 3: chào giá, lập lịch và huy động thực tế theo bản chào, tính toán thanh toán theo thị trường.

Theo thông báo trước đó của Bộ Công Thương, hiện chưa có thời gian chính thức vận hành giai đoạn 2 và giai đoạn 3 vì phải chờ kết quả thí điểm của giai đoạn 1.

Mới đây, trong cuộc họp về vấn đề này (diễn ra hôm 18-7) của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải với đại diện các bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư và ba nhà sản suất điện lớn nhất là Tập đoàn điện lực (EVN),Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản, Tập đoàn dầu khí, đã có một số đánh giá kết quả bước đầu.

Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ hôm 25-7, qua gần 20 ngày vận hành, thị trường điện thí điểm đã có một số mặt tích cực: hầu hết các đơn vị đủ điều kiện đều tham gia chào giá và tuân thủ theo các quy định của thị trường điện, giá bán điện đã phản ánh đúng tính chất thị trường. Tuy nhiên, bất cập lộ rõ là các văn bản quy phạm pháp luật, phần mềm phục vụ hoạt động thị trường, việc huy động các nhà máy điện trong trường hợp lượng khí cấp không đủ cho nhu cầu chạy tối đa các tổ máy…

Để chuẩn bị cho thị trường phát điện cạnh tranh chính thức từ ngày 1/1/2012, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với EVN xây dựng phương án đầu tư tối thiểu cho hạ tầng công nghệ thông tin, các quy định về vận hành, thanh toán trong thị trường điện... Đồng thời các nơi này phải báo cáo Chính phủ thực hiện cơ chế đặc thù đẩy nhanh tiến độ các dự án chuẩn bị cho hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh chính thức. Việc đầy nhanh này thể hiện thông qua việc xem xét cho phép thanh toán giá điện theo giá thị trường ngay từ giai đoạn 2.

Để làm được việc đó, Bộ Công Thương và EVN phải tiếp tục làm việc với Ngân hàng thế giới (WB) về cơ chế bảo lãnh một phần cho thanh toán trong thị trường phát điện cạnh tranh. Trường hợp cần thiết xây dựng cơ chế sử dụng quỹ bình ổn giá điện để thực hiện. Bên cạnh đó phải xây dựng phương án điều tiết khí, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn khí và công bằng giữa các khách hàng dùng khí.

Chính phủ cũng yêu cầu EVN trình Thủ tướng trong quí 3 xem xét, quyết định thành lập các tổng công ty phát điện (Genco).

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Sẽ khảo sát an ninh mạng của các báo điện tử
  • Sẽ kiểm toán quỹ bình ổn xăng dầu
  • Cục Thuế Hà Nội: 6 tháng, thu thuế đạt 56.210 tỷ đồng
  • Sẽ kiểm tra hồ sơ của doanh nghiệp báo lỗ liên tục
  • Phải công khai chủ trương điều hành giá
  • Đã có trạm quan trắc nước thải tự động đầu tiên
  • 'Không cần kiểm toán giá xăng dầu'
  • Kiểm toán ngân sách và tài sản của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi