Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thay đổi một số nội dung phương án tính CPI

"Rổ" hàng hóa đại diện để tính CPI sẽ tăng lên. - tinkinhte.com
"Rổ" hàng hóa đại diện để tính CPI sẽ tăng lên. (Ảnh: Kim Phương/TTXVN)
Tại buổi họp báo ngày 31/12 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã công bố một số thay đổi trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời kỳ 2009-2014.

Theo công bố này, danh mục các mặt hàng đại diện trong “rổ” hàng hóa thời kỳ 2009-2014 sẽ bao gồm 573 mặt hàng, tăng 78 mặt hàng so với “rổ” hàng hóa cũ.

Bên cạnh đó, quyền số dùng để tính CPI cho giai đoạn tới ở cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc cũng có sự thay đổi; trong đó nhóm hàng cấp I được tách thành 11 nhóm hàng thay vì 10 nhóm hàng như trước đây do việc tách riêng nhóm giao thông vận tải và nhóm hàng bưu chính viễn thông.

Ngoài ra, trong nhóm cấp I - hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng được tách chi tiết theo 3 nhóm hàng cấp II gồm lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình.

Đặc biệt, cơ cấu quyền số giữa các nhóm hàng hóa cũng có sự thay đổi để phản ánh sát thực và chính xác hơn với xu hướng tiêu dùng thực tế hiện nay; rõ nét nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống hiện giảm chỉ còn 39,93% thay vì mức 42,85% trước đây.

Trong khi đó, các nhóm hàng hóa còn lại đều có cơ cấu quyền số tăng lên trong rổ hàng hóa chung.

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, việc thay đổi nội dung trong phương án tính CPI được dựa trên kết quả khảo sát thị trường tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình và điều tra quyền số CPI do Tổng cục Thống kê thực hiện trong năm 2008.

Việc thay đổi một số nội dung trong phương án tính CPI nhằm đảm bảo chất lượng và tăng độ chính xác cho chỉ số CPI (thước đo lạm phát của nền kinh tế) được công bố; trên cơ sở đó giúp Chính phủ và các nhà hoạch định có các chính sách điều hành hiệu quả nhất.

Mặc dù chính thức công bố ngày 31/12 nhưng phương án tính CPI có cập nhật các nội dung thay đổi này đã được Tổng cục Thống kê áp dụng trong tháng 11 và 12/2009./.
 
(Theo Thu Hằng // Vietnam+)

  • Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, hướng nào?
  • Vượt qua thiên tai, nông nghiệp giành thắng lợi toàn diện
  • Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2009 đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng
  • 2010 sẽ đạt 1,2 triệu tấn hàng qua cảng Chân Mây
  • Hướng tới hạ giá thành điện năng tại Việt Nam
  • Ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh tế
  • Năng lượng mặt trời, tiềm năng lớn ở Việt Nam
  • “Không có chuyện khan hiếm gạo”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi