Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Triển khai cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện  Nhân vừa chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", đề xuất với Chính phủ các biện pháp để khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt, giá thành hợp lý.

  Triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam" - Ảnh minh họa

Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", Bộ Y tế chỉ đạo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh và Viện Kiểm nghiệm thuốc Hà Nội nghiên cứu, tiếp tục phát triển mô hình hợp tác công tư trong lĩnh vực đánh giá tương đương sinh học, sinh khả dụng của thuốc để có cơ sở khẳng định chất lượng thuốc sản xuất trong nước.

Cùng với đó, Phó Thủ tướng yêu cầu tích cực triển khai việc tiêu chuẩn hóa ngành dược Việt Nam thông qua hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt. Đặc biệt chú trọng đến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn GPP (nhà thuốc thực hành tốt), kết hợp triển khai đồng bộ 4 nhóm giải pháp: 1- Tuyên truyền; 2- Hướng dẫn, hỗ trợ triển khai; 3- Bắt buộc thực hiện; 4- Chế tài xử phạt.

Để người dân tăng cường dùng thuốc nội

Được biết, với gần 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP), Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được quá nửa danh mục thuốc thiết yếu là những thuốc đáp ứng được các yêu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất cho cộng đồng, với giá chỉ bằng 1/3-1/2 giá thuốc nhập ngoại. Nhưng vì nhiều lý do nên hiện nay, thuốc nội chỉ chiếm một lượng “khiêm tốn” trong các loại thuốc thiết yếu ở bệnh viện.

Trong năm 2009, trị giá sản xuất thuốc thiết yếu trong nước đạt hơn 830 triệu USD, tăng hơn 16% so với năm 2008 nhưng vẫn chỉ đáp ứng được gần 50% nhu cầu sử dụng thuốc của cộng đồng.

Danh mục thuốc thiết yếu tại Việt Nam hiện có 355 thuốc thiết yếu tân dược; 94 thuốc thiết yếu dùng trong y học cổ truyền.

Trao đổi với báo giới về vấn đề này, Tiến sỹ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, việc tăng cường khả năng tiếp cận thuốc thiết yếu nội gặp nhiều khó khăn do liên quan đến thói quen sử dụng thuốc của người dân. Vấn đề các công ty dược chi hoa hồng cho bác sĩ cũng là một vấn đề mà xã hội rất quan tâm. Bên cạnh đó, đối với một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi kỹ thuật bào chế phức tạp, cũng như sự đầu tư cao và nghiên cứu sâu, các doanh nghiệp sản xuất dược trong nước còn một số hạn chế...

Phát động chiến dịch "Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt", Bộ Y tế dự kiến sẽ ban hành quy chế thực hành tốt kê đơn thuốc trong bệnh viện. Trong đó, sẽ quy định cụ thể là bác sĩ chỉ được kê đơn thuốc gốc. Đối với mỗi bệnh viện, căn cứ mô hình, cơ cấu bệnh tật, giám đốc bệnh viện phải ban hành danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện...

 Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất thuốc trong nước đã bước đầu đầu tư sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị (thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết,...) và các dạng bào chế hiện đại (thuốc tác dụng kéo dài, các thuốc tiêm đông khô, thuốc sủi bọt,...); các nhà sản xuất vắc xin đã có đủ khả năng sản xuất tất cả các chủng loại vắc xin phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Cũng ngày càng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn thực hành tốt.

(Theo An Nam // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi