Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Truyền hình xã hội hóa: Chọn kênh hay chọn show?

Ê kíp sản xuất chương trình "Người Hà Nội" của Công ty Viet Picture

Cách đây một vài năm, việc doanh nghiệp bỏ tiền thầu cả một kênh truyền hình được coi như bước dầu tư khôn ngoan, đón đầu xu hướng xã hội hóa truyền hình. Và nó đã trở thành một làn sóng dẫn tới sự ra đời của hàng loạt các kênh truyền hình khác nhau…

“Bỏ tiền để mua kênh thì doanh nghiệp cứ có tiền là có thể làm được. Nhưng để nuôi kênh ấy sống khỏe thì chỉ những doanh nghiệp có… rất nhiều tiền và phải rất giỏi mới làm được!”, ông Trương, giám đốc một doanh nghiệp chuyên sản xuất chương trình nói với người viết. Theo ông Trương, chính vì vậy nên cho đến nay, ngoài những doanh nghiệp đại gia có thực lực, hầu hết các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa truyền hình đều chọn cách đầu tư vào các game show hoặc những chương trình riêng lẻ thay vì bỏ tiền nuôi cả một kênh.

Chuyện quyền và lợi

Khi làn sóng xã hội hóa truyền hình phát triển cũng là lúc câu chuyện quyền và lợi của khán giả trở nên nóng theo. Cùng với sự phong phú về số lượng kênh, chương trình truyền hình cũng là sự tăng theo cấp số nhân của… các loại quảng cáo. Khán giả thì cảm thấy như nhai phải sạn khi đang xem chương trình ưa thích mà bị xen quảng cáo, còn nhà đài thì phân trần rằng, nếu không có quảng cáo thì chắc chắn không có chương trình hay… Nói về vấn đề này, đạo diễn Khải Hưng đã từng khẳng định rằng đó là chuyện hợp lý, vì quảng cáo là “thước đo cho tính ăn khách của một chương trình. Có thể nói, quảng cáo không thể thiếu được với truyền hình. Người xem ở Việt Nam hay kêu ca về việc có quá nhiều quảng cáo trong phim mà không ý thức được rằng mình đang xem miễn phí.” Đài truyền hình hiện nay không còn nhận được sự bao cấp của nhà nước, quảng cáo là nguồn thu chính đáng để đài có thể duy trì, phát triển, tổ chức sản xuất những bộ phim mới phục vụ công chúng xem truyền hình”.

Có điều rất “ác” ở chỗ là chỉ những chương trình hay, có rating (lượng người theo dõi) cao thì mới bán được nhiều quảng cáo. Vì các doanh nghiệp khi chọn cách quảng cáo trên truyền hình cũng muốn có được hiệu ứng rộng rãi nhất có thể. Chính vì thế, nếu khán giả không muốn xem quá nhiều quảng cáo, thì chỉ còn nước chọn những chương trình… mình không thích, hay nói cách khác là những chương trình… không hay. Chính vì thế nên bất chấp lời trần tình của ông Khải Hưng, khán giả vẫn muốn được xem nhiều hơn những chương trình hay và quảng cáo ít hơn. Chính vì thế, đầu năm 2010, vấn đề này đã được đưa lên cả nghị trường Quốc hội khi cử tri tỉnh Bình Dương đưa ra kiến nghị rằng: “Thời lượng phát quảng cáo trên các kênh truyền hình quá nhiều, diện tích màn hình lúc nào cũng bị chiếm khoảng 7% phía dưới cho quảng cáo, trong khi người dân phải trả tiền để được xem truyền hình, còn các đài truyền hình được thu tiền hai đầu, vừa thu tiền người đến quảng cáo vừa thu tiền người xem (truyền hình cáp) là không hợp lý”. Những kiến nghị này đã được Bộ Thông tin Truyền thông tiếp nhận. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ này lại chỉ nói đến việc sẽ xem xét, xử lý các sai phạm vi phạm trong quảng cáo chứ không có thông tin cụ thể về việc giải quyết tình trạng bội thực quảng cáo của khán giả.

Khi thùng thì nhiều mà nước thì ít

Đang có độ chênh lệch quá lớn giữa số lượng đài truyền hình, kênh truyền hình và số lượng các công ty sản xuất chương trình.

Các kênh truyền hình ra đời ồ ạt cũng ngốn nội dung một cách kinh khủng. Không phải doanh nghiệp nào khi mua kênh cũng đủ tiềm lực để tự sản xuất được các chương trình lấp đầy sóng. Chính vì thế việc thiếu hụt các chương trình truyền hình đã trở nên rất nghiêm trọng. Kể cả có tự sản xuất được các chương trình thì những chương trình ấy cũng được các nhà đài sử dụng một cách triệt để: Phát trên sóng nhà, phát lại lần 1, lần 2… rồi lại bán cho kênh khác… Thế nên nếu theo dõi kỹ sẽ thấy các chương trình phim, ca nhạc, game show, talk show chạy... vòng vòng quanh các kênh theo kiểu “bình mới rượu cũ”. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do đang có độ chênh lệch quá lớn giữa số lượng đài truyền hình, kênh truyền hình và số lượng các công ty sản xuất chương trình. “Có thể coi các kênh truyền hình như những chiếc thùng không đáy, còn các chương trình là nguồn nước đổ vào những chiếc thùng ấy, và các công ty sản xuất chương trình truyền hình như những người múc số nước ít ỏi để đổ vào những chiếc thùng không đáy ấy”, ông Trương nói một cách đầy hình ảnh.

Cách đây vài năm, bên cạnh những công ty đại gia trong lĩnh vực truyền hình như Đất Việt, Cát Tiên Sa, Lasta, BHD, Kiết Tường... nhiều công ty ngoài ngành cũng quyết định đầu tư vào truyền hình. Tập đoàn Đại Dương đầu tư phát triển kênh InfoTV, Techcombank thành lập Smedia, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành lập PV Media, Tập đoàn Than và Khoáng sản đầu tư Green Media, Tập đoàn VIT đầu tư VIT Media, Tập đoàn FPT đầu tư FPT Media... Đa phần các công ty này tham gia vào các lĩnh vực ca nhạc, game show, truyền hình thực tế, chuyên đề dành cho phụ nữ, thời sự, sức khỏe, chứng khoán. Có thể kể ra một số chương trình như “Đấu trí", “Cô gái xấu xí” trên VTV3, “Hãy chọn giá đúng” của BHD, kênh truyền hình về chứng khoán và tài chính InfoTV của Tập đoàn Đại Dương, “Chúc bé ngủ ngon”, “Vượt qua thử thách” của VietBa, Game Hộp đen, Phong cách Tiêu dùng, Lắng nghe cơ thể bạn của VietEvent... Thế nhưng đó chỉ là số ít các chương trình hay và… gần hay trong khi nhu cầu của các kênh truyền hình là cực lớn. Trong khi đó, việc nghĩ ra fomat hay cho một chương trình và sản xuất, và quảng bá nó thành công không phải là chuyện dễ dàng. Ít người biết rằng, để có được một chương trình hấp dẫn kiểu như “Đấu trường 100” hiện nay, Công ty Sóng Vàng đã phải chấp nhận bỏ ra cả 1 năm đầu tiên chịu lỗ để chương trình làm quen với khán giả, để giữ sóng… Bù lại, hiện nay đây là một trong những game show hot nhất, lại nằm trong khung giờ vàng của VTV và nhờ đó cũng thu được lượng quảng cáo rất lớn.

Không thể phủ nhận việc có mặt của các doanh nghiệp tham gia sản xuất chương trình đã làm thay đổi diện mạo của ngành công nghiệp truyền hình Việt Nam, thu hút công chúng khán giả xem ti-vi nhiều hơn, và khán giả cũng có được nhiều lựa chọn hơn. Nhưng, vấn đề đặt ra là xã hội hóa truyền hình nên được hướng theo con đường nào để dung hòa được quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia xã hội hóa và quyền được xem các chương trình “sạch” của khán giả (không hoàn toàn được xem miễn phí nữa) là vấn đề không hề đơn giản.

(Theo Thang Duy // Báo Doanh nhân)

  • Tập huấn xúc tiến đầu tư cho khu vực Miền Trung - Tây Nguyên
  • Cả nước có 3,3 triệu hộ nghèo nếu áp dụng chuẩn mới
  • Bàn giao QH chi tiết cụm sản xuất làng nghề tập trung Kiêu Kỵ (Hà Nội)
  • Ngành Công nghiệp nặng tháng 7 và 7 tháng/năm 2010
  • Không dạy học quá 7 tiết/ngày đối với học sinh tiểu học
  • Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học
  • Hình thành các trung tâm trọng điểm về công nghiệp CNTT
  • Chỉ thị của Thủ tướng: Vinashin sẽ chỉ tập trung vào 3 lĩnh vực chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi