Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TTHC thuộc lĩnh vực tài chính nhiều nhất, "nóng" nhất

Bộ Tài chính kiến nghị đơn giản hóa 62,4% số TTHC, Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ 11 TTHC, còn Thanh tra Chính phủ kiến nghị đơn giản hóa 25 và bãi bỏ 5 trong tổng số 30 TTHC.

Bộ trưởng Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc bàn giao kết quả rà soát TTHC của Bộ tài chính - Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 20/4, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Thanh tra Chính phủ đã công bố kết quả rà soát TTHC thuộc phạm vi, chức năng, quản lý nhà nước của mình (Đề án 30).

Bộ Tài chính: Có thể cắt giảm chi phí nhiều hơn nữa

Theo ông Nguyễn Đức Chi, Chánh văn phòng kiêm Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 30, Bộ Tài chính có số lượng TTHC được rà soát nhiều nhất trong các bộ, ngành. 840 TTHC được rà soát đều thuộc các lĩnh vực “nóng” mà người dân và doanh nghiệp quan tâm như ngành Thuế có 288 TTHC, Hải quan 197 TTHC, Kho bạc 59 TTHC, Chứng khoán 67 TTHC...

Qua rà soát, Bộ Tài chính kiến nghị đơn giản hóa 521 TTHC, đạt 62,4%. Kiến nghị cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC của Bộ Tài chính đạt 31%, tương đương 3.031 tỷ đồng.

Phát biểu tại Hội nghị công bố, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh nêu rõ, quá trình thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa TTHC của Bộ Tài chính đã làm thay đổi hẳn về nhận thức, quan điểm, thói quen và cách làm của cán bộ, công chức ngành tài chính trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân khi tiếp xúc, giải quyết công việc liên quan đến ngành tài chính.

Thay mặt Tổ công tác chuyên trách cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, kết quả đơn giản hóa TTHC của Bộ Tài chính là khá ấn tượng. Tuy nhiên, việc cắt giảm các chi phí tuân thủ TTHC của Bộ mới đạt 31% là con số khiêm tốn.

“Tôi cho rằng, cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC của Bộ Tài chính có thể nhiều hơn nữa khi chúng ta đặt quyết tâm, nỗ lực cao hơn, bởi nhiều lĩnh vực của Bộ Tài chính có liên quan chặt chẽ đến quá trình giải quyết công việc của nhân dân”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị lãnh đạo Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm sâu sát, thường xuyên và quyết liệt hơn để Đề án thực sự phát huy hiệu quả khi triển khai giai đoạn 3.

Ngân hàng Nhà nước bãi bỏ 11 TTHC

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu bàn giao kết quả rà soát TTHC cho Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Xuân Phúc - Ảnh: Chinhphu.vn

Tại Hội nghị công bố kết quả rà soát TTHC của Ngân hàng Nhà nước, ông Đào Minh Tú, Chánh văn phòng kiêm Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 30 của NHNN cho hay, tổng số TTHC của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được rà soát là 288 TTHC, trong đó kiến nghị sửa đổi bổ sung 184 TTHC, giữ nguyên 33 TTHC, bãi bỏ 11 TTHC.

Theo đó, tổng chi phí tuân thủ TTHC dự kiến cắt giảm được hàng năm khi thực hiện các phương án đơn giản hóa đạt 30,9%, tương đương khoảng 8,9 tỷ đồng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc hoàn thành giai đoạn rà soát TTHC có ý nghĩa quan trọng, góp phần tạo sự đồng thuận trong công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Điều này tạo tiền đề hết sức quan trọng góp phần xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng minh bạch, lành mạnh, hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Tham dự Hội nghị công bố của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả mà NHNN đã đạt được trong giai đoạn rà soát TTHC.

“Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phát huy những kết quả đã đạt được, triển khai có hiệu quả giai đoạn 3 để đưa cơ chế, chính sách thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đang đặt ra, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thanh tra Chính phủ đơn giản hóa 25/30 TTCH

Thanh tra Chính phủ đã công bố kết quả rà soát TTHC thuộc phạm vi, chức năng, quản lý Nhà nước của ngành. Thanh tra Chính phủ có 30 TTHC được rà soát, trong đó kiến nghị đơn giản hóa 25 TTHC, bãi bỏ 5 TTHC.

Tuy nhiên, kiến nghị cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC chỉ đạt khoảng 11%, tương đương 33 tỷ đồng/năm.

(Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi