Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vẫn còn tình trạng mất cân đối về tỷ trọng nhà ở

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm gần đây phát triển nhanh với nhiều loại hình nhà ở phong phú, đem lại nguồn cung lớn cho người tiêu dùng nhưng vẫn chưa xóa được tình trạng mất cân đối về tỷ trọng.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tỷ lệ nhà ở có diện tích rộng từ 60m2 trở lên chiếm khoảng 51%, nhưng thực tế số hộ gia đình có diện tích nhà ở chật chội dưới 15m2 hầu như không giảm trong 10 năm và vẫn chiếm khoảng 14%.

Thực trạng số lượng nhà ở có diện tích rộng tăng nhanh nhưng số hộ gia đình có diện tích nhà ở chật chội lại không giảm là do nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế khá giả sở hữu nhiều nhà ở với diện tích rộng. Thực tế này đã làm tăng chênh lệch về điều kiện ở các tầng lớp dân cư.

Tại một số đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế... vẫn tồn tại nhiều hộ gia đình sống trong những căn nhà chật chội, nhà tạm bợ trên hoặc ven kênh rạch; các "xóm liều" còn tồn tại ở một số đô thị.

Số liệu điều tra cho thấy, cả nước vẫn còn 7,42% nhà đơn sơ, tương ứng với hơn 1,6 triệu căn hộ; 10,64% tổng số căn hộ có diện tích dưới 30m2/căn, trong đó tỷ lệ căn hộ có diện tích quá chật hẹp dưới 15m2 còn chiếm 2,38% (riêng khu vực đô thị tỷ lệ này là 4 %).

Một trong những nguyên nhân được Bộ Xây dựng chỉ ra là tốc độ đô thị hóa nhanh cộng với tình hình gia tăng dân số cơ học đã khiến nhu cầu nhà ở các thành phố trung tâm ngày càng trở nên bức xúc. Cùng đó, giá nhà đất đô thị thường xuyên có những biến động không phù hợp với thực trạng của nền kinh tế và thu nhập của người lao động.

Đặc biệt, tình trạng thiếu nhà ở tại khu vực đô thị do nhiều hộ gia đình không đủ khả năng tự tạo lập nhà ở đã dẫn tới các hiện tượng vi phạm pháp luật như: lấn chiếm đất công, cơi nới, xây dựng nhà ở trái phép và nạn đầu cơ nhà đất xảy ra phổ biến tại nhiều nơi.
 
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)

  • Chưa tăng giá điện từ 1/6
  • Sông Ðà 9 trước khó khăn, thách thức mới
  • Thẻ trả trước tiền điện sẽ được thí điểm đầu tiên tại Tp.HCM
  • Dự báo CPI tháng 6 sẽ tăng dưới 1%
  • Tìm đòn bẩy cho ngành phần mềm
  • Tăng 2,21%, CPI lần đầu tiên trong năm giảm tốc
  • Sản xuất công nghiệp tăng gần 4% trong tháng 5
  • Đưa vào hoạt động máy soi container ở Hải Phòng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi