Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xăng dầu lại than khổ

Mặc dù đã chính thức xả quỹ bình ổn, đồng thời sắp áp dụng biện pháp giảm thuế nhập khẩu xăng dầu nhưng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn tiếp tục kêu khổ. “Nếu tiếp tục kinh doanh trong trình trạng ngoại tệ leo thang, thì ngành xăng dầu rất căng thẳng” – Phó Tổng giám đốc Petrolimex, ông Nguyễn Quang Kiên cho biết.
 

Trong cuộc họp giao ban tình hình sản xuất kinh tế 11 tháng đầu năm (6-12), theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công thương, ông Vũ Huy Hoàng, để thực hiện đúng cam kết với Chính phủ không tăng giá từ giờ cho đến hết tháng 1-2011 sẽ rất khó khăn. Bộ Công thương tiếp nhận những khó khăn của các doanh nghiệp đầu ngành xăng dầu, hóa chất, điện lực nhưng kiên quyết đảm bảo cân đối cung cầu hợp lý trong tháng Tết và tháng sau Tết.

Đại diện Petrolimex, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Quang Kiên cho biết, hiện nay tình hình xăng dầu rất căng thẳng, vì thực tế Nhà máy Lọc dầu Dung Quất mặc dù có chạy hết công suất cũng chỉ đáp ứng được khoảng dưới 30% xăng dầu tiêu thụ trong nước, khoảng trên 70% còn lại vẫn phải nhập khẩu.

Ông Kiên còn cho biết thêm, Petrolimex đã gửi kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương... đề nghị đáp ứng ngoại tệ cho việc nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, đã hơn một tháng nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện dù Ngân hàng Nhà nước đã công bố sẽ cung cấp đủ ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

Về vấn đề sẽ khan hiếm xăng dầu, lãnh đạo Công ty Xăng dầu Việt Nam cho rằng: “Mọi chuyện trên thị trường xăng dầu có vẻ đang bình thường vì mọi người nghĩ đã có quỹ bình ổn để đề phòng trường hợp giá dầu thế giới biến động mạnh, rồi Bộ Tài chính cũng cho giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, nhưng thực chất doanh nghiệp đã lỗ trong thời gian rất dài, chờ đến khi có hiệu lực giảm thuế, doanh nghiệp không biết xoay sở như thế nào”.

Theo tính toán, trung bình, mỗi ngày trên toàn quốc tiêu thụ khoảng 40 triệu lít xăng. Trong khi giá thế giới leo thang, có thời điểm lên đến 91 USD/thùng, việc phải tiếp tục ổn định theo Chỉ thị 1875/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, giữ nguyên giá là điều rất khó.

Trước thực tế nêu trên, đại diện Bộ Tài chính cho biết, việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu 5% so với mức thuế hiện hành được đưa ra áp dụng từ 1-1-2011 nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trước tình hình giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong 30 ngày qua liên tục tăng cao.

Trước phản ánh của các doanh nghiệp cho rằng quỹ bình ổn chỉ là quỹ ảo, đại diện Vụ thị trường trong nước, ông Nguyễn Lộc An cũng cho biết: Nếu không xả quỹ xăng dầu, thì từ đợt cao điểm của Đại lễ nghìn năm, giá cả đã biến động khôn lường.  

(Báo Đại Đoàn Kết)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi