Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xới lại đề án tái cơ cấu ngành điện

Điện được dự báo tiếp tục thiếu trong thời gian tới. Ảnh: Hoàng Hà.
Bộ Công Thương cho rằng tình trạng thiếu điện trong thời gian qua là do vẫn còn "lỗ hổng" trong ngành điện, chưa tạo ra được môi trường minh bạch để thu hút đầu tư.
 
Bộ đề nghị Chính phủ sớm xem xét thông qua kế hoạch tái cơ cấu ngành điện, tách khâu phát điện ra khỏi khâu truyền tải, mua bán và điều độ hệ thống để hình thành thị trường cạnh tranh trong khâu phát điện.

Hiện nay, cơ cấu ngành điện được tổ chức theo mô hình tích hợp dọc, gồm cả phát, truyền tải, phân phối, mua bán điện và điều hành hệ thống. Điều này không tạo ra môi trường minh bạch cho việc thu hút đầu tư vào nguồn điện mới, dẫn đến thiếu nguồn dự phòng.

Đề xuất trên được Bộ Công Thương đưa ra cuối tuần trước trong bản báo cáo về tình hình thiếu điện mùa khô năm 2010 và các biện pháp khắc phục. Cơ quan này cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình hình thiếu điện trong mùa khô 2010 là do thiếu nguồn điện. Hầu hết các nhà máy điện mới được đưa vào vận hành đều chậm hơn tiến độ đã được phê duyệt ít nhất là một năm. Các nhà máy điện bị chậm tiến độ đã làm ảnh hưởng đến sản lượng và công suất khả dụng của hệ thống dẫn đến thiếu hụt sản lượng điện, phải thực hiện tiết giảm điện.

Ngoài ra, cơ quan này cũng thừa nhận việc điều hành để đưa các dự án nguồn điện mới vào vận hành đúng tiến độ được duyệt còn nhiều vấn đề. Cơ chế điều hành kém hiệu quả, chưa có một cơ quan chịu trách nhiệm chuyên trách giám sát và điều hành thực hiện các dự án nguồn điện.

Cũng theo Bộ Công Thương, việc chậm tiến độ vận hành nguồn điện mới một mặt do cơ chế điều hành thực hiện đầu tư kém hiệu quả. Mặt khác, cơ chế giá điện hiện hành cũng chưa hợp lý, chưa có cơ chế cho phép điều chỉnh giá điện một cách linh hoạt theo biến động của thị trường. Hiện nay, giá điện chỉ được xem xét điều chỉnh mỗi năm một lần với mức độ tăng rất hạn chế, chưa cho phép kịp thời điều chỉnh giá bản lẻ điện khi các yếu tố hình thành giá điện đầu vào tăng cao.

(Theo Hồng Anh – VnExpress)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi