Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chính phủ lên kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại các TCty nhà nước

Chính phủ đã quyết nghị chương trình hành động gồm 18 nội dung công việc hoàn thành từ nay đến quý IV/2010 hướng vào trọng tâm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Chính phủ kiên quyết sắp xếp các TCtyNN hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhiều năm, không có khả năng phục hồi - Ảnh minh họa

Đây cũng là nội dung thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước (TCtyNN),.

Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý doanh nghiệp (DN); việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và đất đai tại các tập đoàn, TCtyNN; về đổi mới, sắp xếp, cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước.

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, Luật Sử dụng vốn và tài sản nhà nước đầu tư vào kinh doanh sẽ sớm được xây dựng. Trong thời gian chưa ban hành luật, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước. Việc soạn thảo Nghị định này do Bộ Tài chính thực hiện trong quý II/2010.

Đồng thời, Chính phủ có kế hoạch nghiên cứu để sớm tách chức năng thực hiện các quyền của chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước; tách bạch rõ ràng việc thực hiện quyền chủ sở hữu với quyền chủ động kinh doanh của DN. Hoàn thiện cơ chế phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc có một đầu mối chịu trách nhiệm chính, thực hiện nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN. Những nội dung này sẽ được quy định trong Nghị định do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo trong quý II/2010.

Kiên quyết sắp xếp các TCtyNN hoạt động không hiệu quả

Từ nay đến tháng 9/2010, Chính phủ sẽ tiến hành rà soát, phân tích, đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của mô hình tập đoàn kinh tế, TCtyNN. Đối với mỗi tập đoàn, TCtyNN, sẽ phân tích, đánh giá về vị trí, vai trò đối với nền kinh tế, ngành kinh tế kỹ thuật; mô hình tổ chức, quản lý và hoạt động; hiệu quả hoạt động kinh doanh; việc quản lý, giám sát của Nhà nước đối với tập đoàn, TCty.

Chính phủ cũng kiên quyết sắp xếp các TCtyNN hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài nhiều năm, không có khả năng phục hồi; đồng thời, làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc để TCty thua lỗ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng đến giữa năm nay, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN sẽ xây dựng và trình Chính phủ Đề án Tổ chức, sắp xếp lại các TCtyNN, CtyNN để hình thành những TCtyNN đủ mạnh chi phối nền kinh tế, có vị trí, vai trò ngày càng lớn, đủ sức cạnh tranh với các DN trong khu vực và thế giới. Đồng thời, xác định ngành, lĩnh vực cần thiết có Tập đoàn kinh tế hoặc TCtyNN trong 5 năm, 10 năm tới; trong đó, ngành, lĩnh vực nào Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ chi phối ở công ty mẹ.

Tháng 9, sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế

Ngay trong tháng 3 tới, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, các tập đoàn, TCtyNN sẽ lập phương án sắp xếp, đổi mới DN trình Thủ tướng Chính phủ.

Trong quý II/2010, Bộ quản lý ngành, UBND các tỉnh... sẽ rà soát lại ngành nghề kinh doanh, danh mục đầu tư, cơ cấu tổ chức của các tập đoàn, TCty để điều chỉnh bảo đảm các tập đoàn, TCty kinh doanh đa ngành nhưng phải tập trung vào ngành sản xuất kinh doanh chính, các ngành kinh doanh khác phải được lựa chọn kỹ lưỡng trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tập đoàn, TCty với một tỷ lệ vốn đầu tư nhất định.

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DN sẽ soạn báo cáo sơ kết mô hình tập đoàn kinh tế, trình Chính phủ trong tháng 9/2010.

Riêng công tác sơ kết, đánh giá mô hình tổ chức và hoạt động của TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được Bộ Tài chính chủ trì hoàn thành ngay trong tháng 2 này để báo cáo Bộ Chính trị, trong đó bao gồm cả việc hoàn thiện cơ chế người đại diện phần vốn nhà nước trên cơ sở làm rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ với cơ quan quản lý vốn, cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời cũng xác định cả cơ quan đầu mối quản lý về nhân sự đối với đội ngũ cán bộ này.

(Theo Phương Mai - Nguồn: Nghị quyết 10/NQ-CP // Tin Chính phủ)

  • Giải quyết thủ tục hành chính vào thứ Bảy theo nhu cầu của dân
  • Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát Biển
  • Khuyến khích khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo
  • Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp khách quốc tế
  • Thủ tướng Chính phủ thăm và chúc Tết Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  • 3 Cục quản lý chuyên ngành giám sát VSATTP
  • Xung lực mới cho ngành khai thác dầu mỏ
  • Chùm tin ngày 29/1: Những diễn biến mới trên chính trường thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi