Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khuyến khích khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo

Trong cuộc họp sáng nay, 24/2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo Bộ Công Thương sớm hoàn thành chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới và tái tạo, tạo tiền đề xây dựng những cơ chế khuyến khích thúc đẩy khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này trong tương lai.

Người dân nghèo tại quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng hiện đã quen dần việc sử dụng bếp nấu, hệ thống nước nóng do ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cung cấp - Ảnh: Báo Đất Việt

Phó Thủ tướng đánh giá, năng lượng tái tạo (NLTT) từ lâu đã đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Thêm vào đó, kỷ nguyên sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ được dự báo sẽ sớm kết thúc do nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa.

“Chính phủ đã thấy rõ tầm quan trọng để đảm bảo các nguồn NLTT sẵn có của Việt Nam sẽ được xem xét, phát triển. Các rào cản, khó khăn hiện nay về cơ chế cũng như tài chính sẽ dần được khắc phục để NLTT có đóng góp tốt cho phát triển dân sinh, kinh tế xã hội và môi trường nước ta”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bản chiến lược và quy hoạch phải có tầm nhìn xa hơn, tập trung xây dựng đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch phải được xây dựng theo hướng quy hoạch mềm, cập nhật số liệu, xây dựng các cơ chế hỗ trợ khả thi, tính toán lại việc thành lập quỹ để khuyến khích triển khai thương mại các dự án NLTT.

Bộ Công Thương cho biết, hiện Bộ đã lấy ý kiến thẩm định các bộ, ngành hữu quan xây dựng một đề án đánh giá thực trạng và tiềm năng các nguồn NLTT ở nước ta, các phân tích kinh tế và mục tiêu, khả năng phát triển các dự án NLTT thời gian tới. Tuy nhiên, đề án này cần tiếp tục hoàn thiện để sớm trình Chính phủ phê duyệt.

Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn NLTT như thủy điện nhỏ, năng lượng sinh khối (năng lượng cung cấp từ thực vật và các chất thải của sinh vật bị phân huỷ), mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng biển. Nhưng đến nay, các nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác nhiều và hiệu quả, ở Việt Nam đang có khoảng 70% số hộ gia đình có sử dụng nguồn năng lượng sinh khối nhưng chủ yếu để đun nấu.

Theo số liệu mới nhất, NLTT đã được khai thác để sản xuất thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt khoảng 450 MW, (khoảng 1/10 so với tiềm năng trữ lượng tính toán). NLTT khai thác cho sản xuất nhiệt mỗi năm đạt 13,5 triệu TOE (tấn dầu quy đổi) năng lượng sinh khối (chiếm 37% tổng tiêu thụ năng lượng của quốc gia), 50.000 m3 khí sinh học, 48.000 m2 thiết bị năng lượng mặt trời,…

Bộ Công Thương cho biết, khó khăn lớn nhất cho sự phát triển NLTT hiện nay cũng như trong tương lai gần là giá thành NLTT vẫn cao hơn các dạng năng lượng truyền thống. Đặc biệt đối với Việt Nam, giá than nội địa rẻ hơn nhiều so với giá quốc tế, giá điện chưa phản ánh đầy đủ chi phí nên giá thành NLTT của nhiều loại hình công nghệ càng cao hơn so với giá năng lượng truyền thống.

Vì vậy, bài toán đặt ra cho quy hoạch tổng thể phát triển NLTT đòi hỏi hài hòa lợi ích cả về kinh tế lẫn hiệu quả về môi trường. Chính sách và mức hỗ trợ là cần thiết, nhưng phải tính toán ở mức hợp lý, có thể đáp ứng được.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

  • Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp khách quốc tế
  • Thủ tướng Chính phủ thăm và chúc Tết Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  • 3 Cục quản lý chuyên ngành giám sát VSATTP
  • Xung lực mới cho ngành khai thác dầu mỏ
  • Chùm tin ngày 29/1: Những diễn biến mới trên chính trường thế giới
  • Chuyển dịch lớn trên thị trường lao động, việc làm
  • Thủ tướng họp báo quốc tế tại WEF 2010
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Bỉ Yves Leterme
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi