Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyển dịch lớn trên thị trường lao động, việc làm

Theo báo cáo xu hướng việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố hôm nay (29/1), tỷ lệ lao động nông thôn đã giảm đáng kể và có sự tăng trưởng việc làm trong các ngành kinh tế khác như sản xuất, chế biến, xây dựng và dịch vụ…

Ảnh minh họa

Báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam năm 2009 do Trung tâm Quốc gia Dự báo và Thông tin Thị trường lao động thuộc Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thông qua Dự án Thị trường lao động do Uỷ ban Châu Âu (EC) tài trợ.

Đây cũng là ấn phẩm đầu tiên về xu hướng việc làm được công bố, nhấn mạnh những kết quả đạt được của thị trường lao động Việt Nam gần đây và mức độ thực hiện những mục tiêu việc làm bền vững tại Việt Nam.

Theo báo cáo, nhìn vào nhóm dân số có việc làm, có thể nhận thấy một số xu hướng quan trọng. Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất, mặc dù tỷ lệ người có việc làm ở ngành này đã giảm khoảng 13% trong giai đoạn từ 1997 – 2007, xuống còn 52% tổng số người có việc làm. Điều này cũng có nghĩa là đã có sự tăng trưởng trong các ngành kinh tế khác như sản xuất, chế biến, xây dựng và dịch vụ.

Ngoài ra, số lượng lao động phổ thông lớn - tổng số là 28,1 triệu người năm 2007, chiếm 62% tổng số người có việc làm, cũng phản ánh việc thiếu việc làm hiệu quả. Nhóm thợ thủ công có tay nghề chiếm 12,5%  tổng số người có việc làm.

Theo báo cáo, thất nghiệp không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với Việt Nam, do tỷ lệ thất nghiệp trong thập kỷ qua luôn ở mức thấp và ổn định. Tuy nhiên,  sự phát triển dân số nhanh của nước ta đã bổ sung thêm lực lượng lao động và gây áp lực cho thị trường lao động. Sự tăng trưởng mạnh mẽ GDP dẫn đến sự tăng trưởng về việc làm, cải thiện về năng suất lao động.

Phát biểu tại lễ công bố, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, đây là báo cáo đầu tiên phân tích kỹ về thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 2007 dựa trên cơ sở các số liệu thu thập từ các cuộc điều tra lao động - việc làm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiến hành. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các cơ quan hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế, bao gồm cả phát triển nguồn nhân lực.

Ông Willy Vandenberghe, Trưởng Bộ phận hợp tác của Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cũng cho rằng, báo cáo ra đời rất đúng thời điểm, vì thị trường lao động Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ, phải đối mặt với những thách thức quan trọng và đứng trước vận hội lớn trong quá trình vươn tới vị thế của nước có thu nhập trung bình.

(Theo Hồng Phong // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng họp báo quốc tế tại WEF 2010
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Thủ tướng Bỉ Yves Leterme
  • Tiền Giang nỗ lực thu hút đầu tư
  • Tại WEF 2010: Thủ tướng đề xuất cơ chế toàn cầu đảm bảo an ninh lương thực
  • Tiếp tục xu hướng phục hồi
  • Xuất khẩu năm 2010: Nhiều triển vọng
  • Chủ tịch Quốc hội chúc Tết và dự lễ trồng cây tại Sóc Sơn- Hà Nội
  • Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thăm và chúc Tết
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi