Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công bố nghị định thư phân giới cắm mốc Việt - Trung

picture
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm cột mốc 1116 Biên giới Việt Nam-Trung Quốc - Ảnh: Đức Tám (TTXVN)
Ngày 14/7, lễ tuyên bố chính thức quản lý đường biên giới mới và triển khai thực hiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc ký ngày 18/11/2009, đã diễn ra tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang) - Thiên Bảo (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc).

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Xuân Sơn Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và ông Trương Chí Quân, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Trung Quốc, đã đánh giá cao ý nghĩa của việc đưa 3 văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc vào cuộc sống, chính thức khép lại quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc trong 36 năm qua.

Hai bên nhấn mạnh sự kiện này ghi thêm một mốc son mới trong lịch sử quan hệ Việt-Trung, tạo tiền đề cho việc xây dựng đường biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, ổn định, lâu dài, góp phần đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới.

Hai thứ trưởng đề nghị các bộ ngành, địa phương hữu quan hai bên tiếp tục phối hợp trong việc thực thi có hiệu quả các văn kiện biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài 1.449,6km, trong đó đường biên giới đi theo sông suối là 383,9km. Hai bên đã cắm 1971 mốc, trong đó có 1 mốc được cắm theo Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc, 1.548 mốc chính và 422 mốc phụ.

Hệ thống mốc giới này cùng với các văn kiện nêu trên là cơ sở pháp lý vững chắc, đảm bảo cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài giữa hai nước.

Sau lễ tuyên bố, hai bên đã tiến hành hội đàm tại thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang, để thống nhất biện pháp triển khai thực hiện 3 văn kiện nói trên, theo đó hai bên nhất trí thành lập Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc, cử Đại diện biên giới, thiết lập cơ chế liên lạc quản lý Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu giữa hai nước.

Một số cột mốc trong giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay:

- Ngày 7/11/1991: Hai nước ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên đường biên giới;

- Ngày 19/10/1993: Hai nước ký thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

- Ngày 30/12/1999: Hai nước ký Hiệp ước biên giới trên đất liền.

- Ngày 27/12/2001: Hai bên tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam ) - Đông Hưng (Trung Quốc).

- Ngày 31/12/2008: Hai bên ký Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

- Ngày 23/2/2009: Hai bên long trọng tổ chức Lễ hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

- Ngày 18/11/2009: Hai bên ký ba văn kiện Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc.

- Ngày 14/7/2010: Hai bên tuyên bố 3 văn kiện ký ngày 18/11/2009 chính thức có hiệu lực.

Xuân Bân - Việt Dũng (TTXVN)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi