Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giá trị báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào uy tín của tổ chức kiểm toán

Dự án Luật Kiểm toán độc lập đã được Chính phủ cho ý kiến và đang được hoàn thiện trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp tháng 10 tới. Đây là một dự án Luật mới, lần đầu tiên được xây dựng trên cơ sở thực tiễn hoạt động kiểm toán hơn 10 năm qua.

Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường

Xung quanh dự thảo Luật Kiểm toán độc lập, có một số vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm, đóng góp ý kiến xây dựng khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán phát triển tại Việt Nam, dịch vụ kiểm toán được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế minh bạch, bền vững. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sỹ Đinh Dũng Sỹ, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật và Chuyên viên pháp luật Phạm Thúy Hạnh (Văn phòng Chính phủ) về dự luật này.

Thông tin của báo cáo kiểm toán chưa thể kết luận một vụ việc

Dự thảo Luật quy định báo cáo kiểm toán xác nhận tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính trên các khía cạnh trọng yếu, đánh giá việc tuân thủ pháp luậtt, tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tiền và tài sản của đơn vị kiểm toán. Có ý kiến cho rằng cần quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán để làm cơ sở pháp lý cho việc xử lý các vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán là kết quả của việc thực hiện dịch vụ kiểm toán để đánh giá về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán trên nhiều phương diện: kinh tế, pháp lý, tài chính. Doanh nghiệp kiểm toán phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của báo cáo kiểm toán.

Trong các mối quan hệ kinh tế, báo cáo kiểm toán chỉ là một ý kiến tư vấn độc lập, không thể là kết quả cuối cùng, là bằng chứng có tính pháp lý để ràng buộc các cơ quan nhà nước, cơ quan quản lý doanh nghiệp được kiểm toán, các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng… sử dụng trong quá trình xử lý các mối quan hệ liên quan. Chẳng hạn, việc xử lý doanh nghiệp, tổ chức được kiểm toán khi có vi phạm phải căn cứ vào các quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, các quyết định này có thể tham khảo hoặc không tham khảo từ kết quả của báo cáo kiểm toán tuỳ thuộc vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng không thể coi các thông tin của báo cáo kiểm toán như là những bằng chứng có giá trị pháp lý đương nhiên để xử lý hay kết luận một vụ việc.

Đến nay cả nước có khoảng hơn 160 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.400 người làm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

Do đó, dự thảo Luật không quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán, mà chỉ là một trong những tài liệu để cổ đông, các nhà đầu tư, các đối tác, cơ quan quản lý và chính đơn vị được kiểm toán phát hiện, xử lý và ngăn ngừa kịp thời các sai sót, yếu kém trong quản lý kinh tế. Thông lệ luật pháp các nước cùng không quy định giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. Giá trị của báo cáo kiểm toán phụ thuộc vào uy tín của tổ chức kiểm toán khi đánh giá một cách khách quan, trung thực, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Cần biện pháp bảo đảm sự tin cậy của ý kiến kiểm toán

Một trong những điều kiện hành nghề của kiểm toán viên trong dự thảo Luật là có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (không cho phép cùng một lúc làm cho nhiều doanh nghiệp hoặc hành nghề cá nhân). Bên cạnh việc quy định kiểm toán viên hành nghề dưới hình thức doanh nghiệp cũng cần tính đến khả năng cho phép kiểm toán viên hành nghề với tư cách cá nhân trong tương lai đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế và để phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, cần cân nhắc đến lợi ích của cả nền kinh tế, thực tế hiện nay nước ta đang rất thiếu nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ kiểm toán với chi phí thấp vì thuê doanh nghiệp thường phải trả phí dịch vụ cao hơn nhiều so với thuê cá nhân, nên có các quy định khuyến khích việc thuê dịch vụ kiểm toán, tạo điều kiện minh bạch và lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, dịch vụ kiểm toán mới phát triển ở Việt Nam, do các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện, việc một cá nhân cung cấp dịch vụ trong điều kiện hiện nay khó có thể đảm bảo lòng tin của công chúng vào ý kiến kiểm toán. Do đó, dự thảo Luật quy định pháp nhân mới được cung cấp dịch vụ kiểm toán là để đảm bảo đầu vào của việc cung cấp dịch vụ này phải ở một mức độ nhất định, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, thủ tục kiểm toán, yêu cầu soát xét, từ đó đảm bảo sự tin cậy của ý kiến kiểm toán, giúp cho việc tăng cường lòng tin của công chúng vào ý kiến kiểm toán.

(Theo TS. Đinh Dũng Sỹ Phạm Thúy Hạnh // Tin Chính phủ)

  • Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả
  • Xuất hàng phục vụ phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn
  • Đầu tư đường cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết theo hình thức PPP
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp nguyên Thủ tướng Australia
  • Thôi cho nước ngoài đầu tư trồng rừng
  • Ưu tiên xây dựng phương án vốn cho GTVT
  • Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Nga
  • Phòng chống tham nhũng : Tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi