Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả

Trong 3 năm qua, chỉ với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, chúng ta đã tiết kiệm được hàng chục ngàn tỷ đồng, giảm thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả ở địa phương.

Phó Thủ tướng nguyễn Thiện Nhân nhấn  mạnh, thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả ở địa phương. Ảnh: Chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhận định như vậy tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử và toàn cảnh CNTT - TT Việt Nam 2010 được tổ chức ngày 15/7 tại TP Hồ Chí Minh.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh năm nay được coi là bước chuyển quan trọng trong triển khai Chính phủ điện tử ở Việt Nam (CPĐT) đồng thời cũng là mốc đánh dấu việc thực hiện Kế hoạch quốc gia về “Ứng dụng CNTTT – TT trong các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015”.

Hội thảo cũng sẽ đánh giá việc triển khai các Quyết định số 43/2009/QĐ/TTg và số 48/2009/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2008 - 2010.

Trao đổi vào cuối phiên thảo luận chung, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, ngay khi đất nước còn nghèo thì việc triển khai CPĐT vẫn được khẳng định là cần thiết. Phó Thủ tướng đánh giá, 3 năm qua, chỉ với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, chúng ta đã tiết kiệm được hàng chục ngàn tỉ đồng, giảm thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, thời gian tới chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả ở địa phương.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong 5 điểm nổi bật của hiện trạng triển khai CPĐT hiện nay, việc phổ cập máy tính cùng với hệ thống mạng và viễn thông khá tốt. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính đã được tối ưu hóa. Tuy nhiên vẫn còn 2 vấn đề triển khai còn chậm, đó là các phần mềm dùng chung, phần mềm chuyên ngành phục vụ CPĐT và  việc cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia từ Trung ương đến địa phương. Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là 2 vấn đề  cần tập trung chỉ đạo và thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thăm 1 gian trưng bày tại Triển lãm. Ảnh: Chinhphu.vn

Bàn về việc đẩy mạnh thực hiện CPĐT trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ ra 3 mục tiêu, đó là: Thu hút đầu tư cho CNTT; sớm xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật về CNTT; đánh giá tình hình cải cách thủ tục hành chính theo định kỳ và công bố công khai cho người dân biết.

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng hiện nay từ người dân đến các doanh nghiệp đã có thể tiếp cận nhanh nhất, trực tiếp và chính xác những văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ qua Cổng TTĐT Chính phủ. Đây là biểu hiện sinh động của việc ứng dụng CNTT, cải cách hành chính cũng như thể hiện rõ nét về sự minh bạch của Chính phủ và tâm thế sẵn sàng hướng tới CPĐT.

Cũng trong sáng 15/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự lễ cắt băng khai mạc Triển lãm Quốc tế về CNTT - Điện tử và Viễn thông Việt Nam 2010, với hơn 500 gian hàng trưng bày.

Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã tiếp ông  Patrick Mc Gorver, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi