Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công bố quy hoạch vùng biên giới Việt Nam - Campuchia

Vùng quy hoạch gần 73.400 km2 gồm 10 tỉnh, trong đó 4 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nguyên và 6 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nam, giáp Lào và Campuchia.

Sáng 15/3, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân công bố quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, vùng biên giới Việt nam - Campuchia sẽ có 216 đô thị, gồm 1 đô thị loại I, 3 đô thị loại II, 17 đô thị loại III, 24 đô thị loại IV và 171 đô thị loại V.

Vùng sẽ có 52 cửa khẩu, gồm 13 cửa khẩu quốc tế, 13 cửa khẩu chính và 26 cửa khẩu phụ, có tuyến đường sắt Xuyên Á và 4 cảng hàng không cùng hệ thống đường giao thông theo trục dọc, trục ngang.

Trục dọc gồm các tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh quốc lộ 14 - tuyến Kon Tum - Kiên Giang và tuyến vành đai biên giới quốc lộ 14C Ngọc Hồi - Hà Tiên.

Trục ngang gồm các tuyến quốc lộ Quảng Nam, quốc lộ 19, 26,13, 22, 80, tuyến cao tốc Cần Thơ - thị xã Châu Đốc, tuyến hành lang đường thuỷ sông Tiền, sông Hậu và đường ven biển Tây vịnh Thái Lan.

Toàn tuyến biên giới được phân thành 2 khu vực:

- Khu vực biên giới Tây Nguyên sẽ có 2 đô thị trung tâm là TP Buôn Ma Thuột và TP Pleiku, ưu tiên phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, chế biến nông lâm sản, phát triển du lịch, chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp.

- Khu vực biên giới Tây Nam có 2 tiểu vùng. Tiểu vùng III gồm các tỉnh Long An, Tây Ninh và Bình Phước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch sinh thái.

Tiểu vùng IV gồm các tỉnh Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, chức năng phát triển chính là sản xuất lúa gạo, thuỷ hải sản xuất khẩu, cây ăn trái nhiệt đới. Các đô thị ở tiểu vùng này sẽ gắn liền với chức năng thương mại du lịch sinh thái và hoạt động của các cửa khẩu.

Theo định hướng phát triển, đây sẽ là vùng kinh tế động lực về phát triển nông - lâm nghiệp, thuỷ điện, thuỷ lợi quan trọng, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không phía Tây và Tây nam của Tổ quốc.

Khu quy hoạch cũng là vùng bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học lớn nhất nước, vùng lưu giữ các giá trị văn hoá dân tộc bản địa và vùng trung tâm du lịch lớn của cả khu vực ASEAN.

(Báo Xây dựng)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi