Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cuối tháng 7, Quốc hội bầu Thủ tướng

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 13 có thể được công bố vào ngày 3/6.

Theo dự kiến, 11 trong tổng số 13,5 ngày của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13 sẽ được dành cho công tác tổ chức, nhân sự.

Sáng 1/6, tại phiên họp thứ 40, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 13, sau khi xem xét kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp khóa mới.

Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội có thể sẽ được công bố vào ngày 3/6, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên cho biết.

Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 dự kiến sẽ được khai mạc vào sáng 21/7 và bế mạc vào ngày 5/8.

Với đề nghị lùi thời gian trình Quốc hội hai dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Giáo dục đại học sang kỳ họp thứ hai của Chính phủ, kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới sẽ không có nội dung xây dựng pháp luật.

Trong khoảng 11 ngày dành cho công tác tổ chức, nhân sự, dự kiến Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước vào ngày 25/7 và bầu Thủ tướng Chính phủ vào chiều hôm sau.

Sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, các bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Thủ tướng sẽ phát biểu nhậm chức trước Quốc hội.

Sẽ chỉ có 1 buổi thảo luận tại tổ và 1 ngày thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách 6 tháng đầu năm 2011. Quốc hội cũng sẽ thảo luận tại hội trường về phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2009 trong một buổi.

Bên cạnh ý kiến cho rằng nên cân nhắc rút ngắn thời gian thảo luận về kinh tế, xã hội, đa số các vị Ủy viên Thường vụ Quốc hội đều thống nhất, nền kinh tế đang có diễn biến phức tạp, cử tri đang rất quan tâm đến vấn đề lạm phát, tài chính, tiền tệ, nên Quốc hội cần dành thời gian thỏa đáng cho nội dung này.

Kỳ họp thứ nhất là lúc Quốc hội khóa mới ra mắt quốc dân đồng bào nên nếu không nói gì đến kinh tế, xã hội thì dân sẽ băn khoăn, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai phát biểu.

Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì nền kinh tế "đang có vấn đề không bình thường", Chính phủ khóa tới cũng cần lắng nghe thêm ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Không thể không bàn về kinh tế, xã hội khi giá cả, lạm phát… đang là vấn đề cử tri rất quan tâm, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.

Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 13 cần tập trung làm thật tốt công tác nhân sự, nhiệm vụ quyết định cho cả khóa tới.

Làm xong công tác nhân sự mới chuyển sang nội dung khác, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng lưu ý.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi