Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Họp báo Chính phủ: ‘Nghị quyết 11 bước đầu phát huy tác dụng’

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhận định như vậy tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3/2011, diễn ra chiều 30/3.

Hiệu quả bước đầu từ Nghị quyết 11


Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Nghị quyết 11 mới đi vào thực hiện hơn 1 tháng, nhưng bước đầu đã phát huy hiệu quả, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc của các bộ, ngành, địa phương.

Theo ông Phúc, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã được các bộ, ngành, địa phương triển khai nhanh chóng. Ông cho biết, về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã có một số biện pháp cần thiết, tập trung, quan trọng để kiềm chế lạm phát trong tình hình hiện nay.

Trong khi đó, phối hợp của chính sách tài khóa cũng song song thực hiện. “Hiện chính sách này đã được triển khai tại tất cả các địa phương. Đầu tư công, trên 1 nghìn dự án đã được cắt giảm với số vốn khoảng 3.400 tỷ đồng và việc này hiện nay đang được tiếp tục triển khai”, Bộ trưởng Phúc nói.

Liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết, tính đến 25/3, tổng phương tiện thanh toán M2 mới tăng 1,78% so với cuối 2010. Tăng trưởng tín dụng đến 25/3 là 4,22% so với cuối năm 2010. Thông đốc dự báo, nếu tiếp tục cố gắng phấn đấu thì đến cuối quý 1/2011 chỉ tiêu này sẽ ở mức tăng dưới 5% so với 31/12/2010.

Đánh giá về chính sách tài khóa với vị thế là lực hỗ trợ cho chính sách tiền tệ trong kiềm chế lạm phát, Thống đốc cho biết, khả năng cắt giảm đầu tư thông qua các chính sách áp dụng hiện nay có thể cắt giảm khoảng 50 nghìn tỷ đồng.

1,61 tỷ USD

Thống đốc cho biết, cân đối ngoại tệ có lúc cung thiếu, chưa đáp ứng đủ cầu.

“Chúng ta có kinh nghiệm điều chỉnh tỷ giá thường có biến động sau đó. Nhưng lần này chúng ta có điều chỉnh giá điện, xăng dầu nên hiệu ứng cao hơn”, Thống đốc nói.

Tuy nhiên, với tình hình gần đây trên thị trường ngoại hối, Thống đốc cho rằng đã ổn định hơn trước. Do kim ngạch xuất khẩu quý 1 tăng 33,7%, các nhóm hàng xuất khẩu tăng rất nhanh, nhất là nhóm có lợi thế của Việt Nam.

Trong khi đó, nhiều giải pháp hạn chế nhập siêu như giảm các mặt hàng xa xỉ gồm ôtô, điện thoại cao cấp, xe máy, rượu ngoại… khiến nhập siêu quý 1 chỉ ở mức 3 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ 2010.

Theo Thống đốc, từ cuối tuần trước đến nay, thị trường ngoại tệ cung cầu tương đối cân bằng. “Chúng ta tăng cường triển khai, đặc biệt sau khi Bộ Công an tiến hành kiểm tra nghiêm thì thị trường tự do không công khai nữa. Qua thông tin này, thông tin kia nắm được thì giá USD thị trường tự do chỉ còn chênh so với thị trường chính thức 180 đồng thôi”, Thống đốc nói.

Liên quan đến các chính sách quản lý thị trường vàng, Thống đốc cho biết, từ năm 1990 Ngân hàng Nhà nước cho sản xuất vàng miếng nhằm cung cấp cho người dân theo tập quán lâu đời. Đến năm 2000 cho huy động cho vay vàng.

“Hai chủ trương này lúc ban đầu là tốt nhưng dần dần phát triển sang động thái khác không có lợi chung cho nền kinh tế, đó là vàng miếng trở thành phương tiện thanh toán, hai là trở thành công cụ đầu cơ trên thị trường rất là nguy hiểm, gắn với giá vàng gây xáo trộn lớn”, Thống đốc cho hay.

Theo người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, trong quý 2/2011, cơ quan này sẽ hoàn thành việc xây dựng nghị định về quản lý vàng, tiến tới xóa bỏ hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường.

Trả lời báo chí về chủ trương kết hối ngoại tệ đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, Thống đốc cho biết, với việc yêu cầu doanh nghiệp thuộc diện trên báo cáo số dư tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng.

Số liệu Thống đốc có tại thời điểm này là các doanh nghiệp còn gửi tại các tổ chức tín dụng 1,61 tỷ USD, trong đó 376 triệu USD là tiền gửi là có kỳ hạn. Thống đốc cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng để có hướng xử lý khoản tiền gửi có kỳ hạn này.

Về trường hợp Ngân hàng Nông nghiệp ra sản phẩm huy động tiết kiệm bằng VND có bảo đảm bằng USD được báo chí nêu gần đây, Thống đốc cho biết thông tin này mới đến với ông 2 ngày nay nên chưa tổ chức khảo sát, kiểm tra được sản phẩm này có vi phạm pháp luật hay không.

Tăng giá xăng dầu chỉ tác động trực tiếp đến CPI 0,4%

Một nội dung cũng được nhiều phóng viên chuyển đến đại diện Bộ Tài chính, liên quan đến đợt tăng giá xăng dầu từ 2.000-2.800 đồng/lít (kg) ngày 29/3 vừa qua.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, việc điều chỉnh lần này là “bất khả kháng”. Vì  từ lần điều chỉnh trước đến nay, giá thị trường thế giới tăng 12-17%, rất khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

Theo ông Thỏa, để chia sẻ với người tiêu dùng, Nhà nước đã điều chỉnh giá xăng dầu trong điều kiện vẫn giữ thuế nhập khẩu bằng 0%, yêu cầu cac doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh ở mức 600 đồng/lít như cũ, và không tính lãi 300 đồng/lít.

“Nếu tính đủ thì phải điều chỉnh rất cao, mức vừa rồi mới bằng 40-50% mức phải điều chỉnh”, ông Thỏa cho hay.

Cũng theo Cục trưởng Cục Quản lý, nếu tính trực tiếp tác động vòng 1 thì đợt điều chỉnh giá xăng dầu ngày 29/3 vừa qua tác động làm CPI tăng khoảng 0,4%. Ông Thỏa nhấn mạnh, đợt điều chỉnh vừa qua vẫn thấp hơn các nước xung quanh khu vực khoảng 3.500 đồng/lít.

Thông tin thêm về ý kiến cho rằng các khoản thu của nhà nước hiện quá cao nên ảnh hưởng đến giá bán xăng dầu, ông Thỏa cho biết, các khoản thu hiện là 22% tính trên giá bán, thấp hơn của các nước Lào, Thái Lan, Campuchia, đều khoảng từ 28-35%.

Bình Minh - NDHMoney

 

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi