Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đổi mới giáo dục đại học: Nhà trường là chủ thể

Các nhà trường (bao gồm sinh viên, giảng viên, ban giám hiệu) phải giữ vai trò chủ thể trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Chinhphu.vn

Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và Đoàn công tác của Bộ GDĐT đã có buổi làm việc về công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 296 CT/TTg về đổi mới quản lý giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ tại Đại học Huế.

Các cán bộ, giảng viên và hơn 800 sinh viên của Đại học Huế và một số trường đại học lớn trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên đã tham dự.

Phó Thủ tướng đánh giá cao sự quan tâm của sinh viên Đại học Huế đối với yêu cầu cấp thiết nhằm thay đổi căn bản trong đổi mới và quản lý giáo dục đại học. Phó Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu các nhà trường (bao gồm sinh viên, giảng viên, ban giám hiệu) giữ vai trò chủ thể trong quá trình đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Chỉ thị 296 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ cần được các sinh viên, giảng viên trẻ Đại học Huế quán triệt sâu sắc, coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Phó Thủ tướng đề nghị, Đại học Huế cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng, sử dụng lao động để cùng đào tạo sinh viên, qua đó các hỗ trợ sinh viên được thực tập, thực hành ngay tại cơ sở của mình. “Phải đạt mục tiêu các doanh nghiệp trên cả nước phải là cơ sở thực tập cho sinh viên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đại học Huế cần sớm xây dựng chuẩn đầu ra của mình (nên điều chỉnh 3 năm/lần cho phù hợp với yêu cầu của xã hội). Qua đó, nhà trường cũng cần đi đầu trong việc xây dựng tài liệu chuẩn cho phương pháp giảng dạy đại học theo hướng đổi mới thực sự dành cho toàn bộ giáo viên. Phó Thủ tướng đề nghị đến năm 2015, Đại học Huế Sớm phải đi tiên phong trong việc chấm dứt tình trạng giảng viên trình độ cử nhân lànm công tác giảng dạy.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân lưu ý sinh viên Đại học Huế cần rèn luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về kinh tế học, tham gia những khóa rèn luyện kỹ năng sống và chủ động tìm việc làm ngay từ năm thứ 3 của trường đại học.

Các cán bộ, giảng viên và hơn 800 sinh viên tham dự. Ảnh: Chinhphu.vn

PGS  Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại học Huế cho biết, nhà trường đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo gồm 27 thành viên ở các trường trực thuộc để  triển khai thực hiện Chỉ thị 296 CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, điểm cơ bản và quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy-học đại học hiệu quả là người thầy nêu ra vấn đề và phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy độc lập của sinh viên. Các phương pháp dạy học theo lối truyền thống, theo kiểu “thầy đọc – trò chép” cần phải được thay đổi bằng những cách làm mới cùng với sự hỗ trợ của phương tiện giảng dạy hiện đại. Ngoài ra, nghiên cứu khoa học cũng là một yêu cầu đối với giảng viên và đồng thời nó khẳng định “ tính đại học”, là thành tố không thể thiếu trong việc hình thành phương pháp dạy-học mới trong các trường đại học, giúp thầy tìm kiếm, phát hiện, giúp trò gắn học với hành, phát triển tư duy logic và rèn luyện phương pháp luận sáng tạo.

 Tháng 3/1957,  Viện Đại học Huế được thành lập với 4 phân khoa đại học gồm: Sư phạm, Y khoa, Văn khoa, Luật khoa. Sau đó có thêm Khoa Y và các cơ sở đào tạo trực thuộc khác.

Từ tháng 4/1994 theo Nghị định 30 CP của Chính phủ, Đại học Huế ra đời, đánh dấu giai đoạn mới của sự phát triển giáo dục đại học ở Huế. Hiện nay, Đại học Huế thực hiện đào tạo đa ngành quy mô lớn gồm 7 trường đại học thành viên là : Sư phạm, Khoa học, Y Dược, Nông Lâm, Nghệ thuật, Kinh tế, Ngoại ngữ và 2 khoa: Giáo dục Thể chất, Du lịch trực thuộc Đại học Huế.

Đại học Huế hiện có 45.000 sinh viên.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Thủ tướng sẽ dự Triển lãm Thế giới Thượng Hải 2010
  • Các Bộ trưởng quốc tế nhóm họp tại Việt Nam về đại dịch cúm
  • Bộ trưởng đối thoại trực tuyến: An sinh xã hội-Vì lợi ích thiết thực của nhân dân
  • 4 triệu USD tăng năng lực giám sát chính sách vĩ mô
  • Bổ sung 10 tỷ cho hoạt động sáng tạo báo chí
  • Chưa thông qua Luật Thủ đô tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy
  • Tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội
  • Bế mạc ASEAN 16: Coi trọng gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi