Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đường sắt cao tốc: Cân nhắc kỹ hiệu quả đầu tư

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với chủ trương đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên, lưu ý việc chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất.

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc - Ảnh Chinhphu.vn

Chiều 21/5, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

Nhất trí chủ trương đầu tư

Các ĐB Phạm Thị Loan, ĐB Đặng Văn Khanh (Hà Nội) cho rằng đây là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm để có phương pháp đầu tư hiệu quả.

ĐB Nguyễn Văn Phát, Hiệu trưởng ĐH Hồng Đức cho rằng, việc xây dựng đường sắt cao tốc là cần thiết, nhưng cũng phải tính đến ảnh hưởng của dự án này với các hệ thống giao thông khác cũng đang được đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị như đường bộ, hàng không, đường biển.

“Tôi cho rằng, cần nghiên cứu tính toán ảnh hưởng của dự án này đến hiệu quả của giao thông hàng không khi một loạt các sân bay vừa được đầu tư, đưa vào sử dụng, tránh lãng phí, tốn kém”, ông Phát khuyến nghị.

Các đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hóa), Trần Đình Long (đại biểu Đăk Lăk), Trần Bá Thiều (đại biểu Hải Phòng) nhất trí với chủ trương này của Chính phủ, đồng thời kiến nghị cần tiến hành thực hiện thí điểm từng tuyến ngắn khoảng 300km để xác định hiệu quả cũng như các vấn đề khác một cách khách quan nhất.

ĐB Đặng Văn Khanh đề xuất nên đầu tư trước hai tuyến TP. HCM-Nha Trang, Hà Nội-Vinh. Những đoạn còn lại hầu như cũng không quá bức xúc và đều đã có đường hàng không.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển kiến nghị việc chọn phân kỳ đầu tư hợp lý. Cụ thể, từ nay đến 2020, đầu tư triển khai tuyến từ TPHCM – Nha Trang, giai đoạn 2 Hà Nội – Huế (năm 2030 hoặc 2035) sau đó giai đoạn 3 nối tuyến.

ĐB Nguyễn Ngọc Đào (đại biểu Hà Nội) nêu quan điểm: Quốc hội chỉ nên thông qua về chủ trương đầu tư và giao Chính phủ thực hiện. Vốn vay có thể lớn, nhưng chúng ta có nhiều cách làm, cứ nói vay là gánh nặng thì sẽ không làm được gì.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Lương Phan Cừ (đại biểu Đăk Nông) nhất trí chủ trương giao Chính phủ đầu tư dự án đường sắt cao tốc và cho rằng, muốn kinh tế phát triển, giao thông cực kỳ quan trọng. Vay vốn để thúc đẩy kinh tế phát triển là cần thiết.

Cần làm rõ hiệu quả dự án

Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP. HCM:

- Tốc độ khai thác 300 km/h (vận tốc thiết kế 350 km/h).

- Tổng mức đầu tư sơ bộ 55,853 tỷ USD (khoảng 35,6 triệu USD/km).

- Dự kiến bắt đầu thiết kế xây dựng vào năm 2012. Hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2020, giai đoạn 2 năm 2030 và toàn tuyến là năm 2035. 

“Đến năm 2020, dự án cần 8 tỷ USD vậy có đáp ứng được không? Hiệu quả dự án ra sao? Suất đầu tư thế nào?”, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Hà Văn Hiền băn khoăn.

Ông Hà Văn Hiền cũng lưu ý vấn đề khi đường bộ đã khá hoàn thiện, từ TP. HCM ra Hà Nội có 8 sân bay, giá vé máy bay và vé đường sắt ngang nhau thì liệu có thu hút được khách.

Ông cũng đề nghị, Chính phủ cần làm báo cáo khả thi để trình Quốc hội xem xét trong trường hợp thông qua chủ trương đầu tư dự án.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án này cho biết, Chính phủ trình Quốc hội xin chủ trương đầu tư dự án, sau đó mới cùng với tư vấn nước ngoài tính toán đến từng hạng mục cụ thể và làm báo cáo khả thi lên Quốc hội.

Vẫn theo ông Phúc, nếu vốn lớn thì từng đoạn tuyến một như Hà Nội-Vinh, TP. HCM-Nha Trang có thể vẫn phải trình Quốc hội cho ý kiến cụ thể. Phía Nhật Bản cũng khuyến nghị chúng ta thận trọng để có được phương án đầu tư xây dựng hiệu quả nhất.

Giải đáp phần nào những băn khoăn của các đại biểu, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng (đại biểu Đăk Nông) cho hay, báo cáo đã tính khá kỹ hiệu quả KT-XH và hiệu quả tài chính.

Vấn đề an toàn, theo Bộ trưởng Dũng gần như phải bố trí hầm và cầu cạn, tách khỏi khu dân cư, chỗ không có cầu cạn phải bố trí rào cách ly theo tiêu chuẩn đường cao tốc.

 (Theo Lê Sơn // Tin Chính phủ)

  • Chính phủ: Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
  • Kiên định thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010
  • Đảo Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế
  • Sẽ điều chỉnh học phí theo chỉ số giá
  • Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2010
  • Nắm chắc quỹ đất để có quy hoạch tổng thể
  • Chuẩn bị cho Tổ máy 1 Thủy điện Sơn La phát điện
  • Nợ Chính phủ đang tăng cao
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi