Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiên định thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2010

Với tình hình KT-XH 4 tháng đầu năm và từ đầu tháng 4 đến nay, dựa trên triển vọng phục hồi kinh tế trong và ngoài nước sắp tới, Chính phủ đề nghị tiếp tục kiên định các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 2010 Quốc hội đã đề ra.

Phó Thủ tướng Thường trưc Nguyễn Sinh Hùng trình bày báo cáo trước Quốc hội  - Ảnh Chinhphu.vn

Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã trình bày báo cáo của Chính phủ về “ Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục duy trì phục hồi tăng trưởng theo mục tiêu Quốc hội đã đề ra”.

Vượt 17/25 chỉ tiêu năm 2009

Tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2009, Chính phủ đã báo cáo về ước thực hiện kế hoạch triển KT-XH và ngân sách nhà nước năm 2009 trên cơ sở số liệu thực tế 9 tháng đầu năm và dự báo 3 tháng cuối năm 2009. Đến nay, qua số liệu thực tế cả năm, Chính phủ báo cáo bổ sung.

Theo đó, đa số các chỉ tiêu lớn mà Quốc hội đề ra đã hoàn thành. Tăng trưởng GDP cả năm 2009 là 5,32% (cao hơn con số đã báo cáo tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội là 5,2%).

Tổng thu ngân sách nhà nước vượt 13,4% so với dự toán và tăng khoảng 51,69 ngàn tỷ đồng so với số đã báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia nằm trong giới hạn an toàn. Xuất khẩu cả năm đạt 57,1 tỷ USD, cũng cao hơn mức đã báo cáo Quốc hội tại kỳ họp trước. Lạm phát năm 2009 kìm giữ ở mức 6,52%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn khoảng 11%.

Tính chung, trong số 25 chỉ tiêu chủ yếu, có 17 chỉ tiêu đạt cao hơn mức đã trình Quốc hội, còn 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra.

Chính phủ đánh giá tổng quát, năm 2009 là năm khó khăn nhất trong 10 năm gần đây nhưng nhờ nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, nhân dân và sự giám sát của Quốc hội, chúng ta đã vượt qua khó khăn thử thách, sớm ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng khá, đẩy lùi và kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Tuy vậy, Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, vẫn còn một số tồn tại và yếu kém cần tiếp tục khắc phục như chất lượng tăng trưởng thấp, kim ngạch xuất khẩu và thu hút FDI giảm. Cán cân thanh toán tổng thể bị thâm hụt, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại…

Chính phủ báo cáo Quốc hội về tình hình KT-XH những tháng đầu năm nay đã có những biến chuyển tích cực. Tăng trưởng GDP quý I/2010 đạt 5,83%, cao hơn cùng kỳ và cả năm 2009. Đáng chú ý, giá trị sản xuất công nghiệp quý I/2010 tăng 13,6%, gấp nhiều lần so với quý I năm ngoái (2,1%) và cao hơn kết hoạch năm đề ra (12%).

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng 8,9% so với cùng kỳ.

Công tác cải cách thủ tục hành chính đạt được kết quả tích cực với việc triển khai quyết liệt giai đoạn 2 Đề án 30. Sẽ có khoảng 81% các thủ tục hành chính hiện hành phải sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong những tháng qua, tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, mới 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,27% so với tháng 12/2009 (trong khi chỉ tiêu lạm phát cả năm 2010 là 7%), cao hơn so với cùng kỳ một số năm gần đây. Chính phủ đánh giá, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát nhưng cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định.

7 nhóm công tác trọng tâm

Xuất phát từ những kết quả đã đạt được trong những tháng qua, nhất là từ đầu tháng 4 đến nay và triển vọng phục hồi kinh tế trong và ngoài nước sắp tới, Chính phủ đề nghị tiếp tục kiên định các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch cả năm 2010 mà Quốc hội đã đề ra.

Một số chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội đề ra năm 2010:

- Tăng trưởng GDP 6,5 %

- Lạm phát 7%

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội bằng khoảng 41% GDP...

- Tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% 

Để đạt được kết quả đó, trong công tác từ nay đế hết năm, Chính phủ tập trung vào 7 nhóm trọng tâm.

Thứ nhất, nhiệm vụ hàng đầu là thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc.

Thứ hai, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đầu tư, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5%.

Thứ ba, triển khai mạnh mẽ Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững.

Thứ năm, tăng cường công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại, tạo môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác phục vụ phát triển đất nước.

Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực điều hành.

Thứ bảy, Chính phủ chỉ rõ, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo đảm sự thống nhất về tư tưởng và hành động từ trung ương đến địa phương và tạo sự đồng thuận xã hội cao trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm 2010.

“Chính phủ tin tưởng rằng, với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của toàn xã hội, huy động tối đa sức mạnh nội lực, tận dụng tốt nhất ngoại lực, chúng ta sẽ phấn đấu thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra”, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nêu cao quyết tâm của Chính phủ.

(Theo Hồng Phong - Ảnh: Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Đảo Phú Quốc sẽ trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế
  • Sẽ điều chỉnh học phí theo chỉ số giá
  • Kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành 6 tháng đầu năm 2010
  • Nắm chắc quỹ đất để có quy hoạch tổng thể
  • Chuẩn bị cho Tổ máy 1 Thủy điện Sơn La phát điện
  • Nợ Chính phủ đang tăng cao
  • Sẽ điều chỉnh địa điểm một số dự án định canh, định cư
  • Mua thóc theo phương thức trực tiếp từ mọi đối tượng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi