Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảng viên ngành Nông nghiệp phải đi thực tế nông thôn

Giảng viên ngành Nông nghiệp ngoài việc nâng cao năng lực chuyên môn, học vấn, cần phải đi thực tế nông thôn để có kinh nghiệm thực tiễn, tránh những bài giảng không cân đối giữa lý thuyết và thực hành.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Phải đổi mới cơ bản chất lượng giảng viên ngành Nông nghiệp - Ảnh: Chinhphu.vn

Hội thảo về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp tổ chức hôm nay (10/4).

Theo ý kiến một số đại biểu tại hội thảo, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức và lãnh đạo quản lý của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục ngay.

Điển hình là hệ thống cơ sở đào tạo còn yếu kém, chương trình đào tạo còn nhiều trùng lắp, không cân đối giữa lý thuyết và thực hành. Đặc biệt, việc đánh giá nhu cầu đào tạo, đánh giá kết quả sau đào tạo còn rất yếu, phương pháp giảng dạy và học tập chậm đổi mới.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh tới vai trò then chốt của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cơ sở trong việc xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.

 Phó Thủ tướng cho rằng, trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cần quan tâm đánh giá và điều tra hiện trạng đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo của ngành ở các địa phương. Có định hướng đổi mới trong công tác đào tạo và phải gắn với quy hoạch địa phương.

Phó Thủ tướng giao các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ NNPTNT, Bộ Nội vụ tập trung xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý, xác định nhu cầu đào tạo, đổi mới chương trình bồi dưỡng cho các đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ chuyên môn kỹ thuật và nông dân, hình thành các chuẩn đầu ra cho các khóa đào tạo tương ứng với từng nhóm đối tượng là cán bộ trung ương, tỉnh huyện và xã; đổi mới việc quản lý các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng trong ngành Nông nghiệp.

Đặc biệt, phải đổi mới cơ bản chất lượng giảng viên trong ngành. Ngoài việc giảng viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, học vấn cần phải đi thực tế nông thôn để có kinh nghiệm thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành.

Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong 5 năm tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành tập trung xây dựng quy hoạch nhân lực cho ngành mình và báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội trước tháng 10/2010.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Bồi thường, hỗ trợ cho người dân tái định cư
  • Đầu tư phát triển KT-XH vùng đặc biệt khó khăn toàn diện và bền vững hơn
  • 165 triệu USD để giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc
  • Cho ý kiến chỉnh lý dự án Luật Ngân hàng
  • Kiện toàn Ủy ban ATGT quốc gia và cấp tỉnh
  • Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên về an ninh hạt nhân
  • Việt Nam chia buồn sâu sắc với Ba Lan
  • Góp sức đưa con thuyền ASEAN đến đích xây dựng Cộng đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi