Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạn chế tối đa yếu tố phát sinh lạm phát

So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giảm khá lớn, đều vào khoảng 26%. - tinkinhte.com
So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giảm khá lớn, đều vào khoảng 26%.

Tổng cục Thống kê vừa công bố, trong tháng 2/2010, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,7 tỷ USD, nhập khẩu ước khoảng 4,4 tỷ USD.

Như vậy, nhập siêu tiếp tục xu hướng hạ nhiệt được xác lập trong 3 tháng trước đó. Từ mức trên 2 tỷ USD trong tháng 11/2009, nhập siêu giảm còn trên 1,9 tỷ USD trong tháng 12/2009, xuống 945 triệu USD vào tháng 1/2010 và ước tính chỉ còn khoảng 700 triệu USD trong tháng này.

So với tháng trước, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giảm khá mạnh, đều vào khoảng 26%. Đối với xuất khẩu, giá trị kim ngạch giảm vào khoảng 1,3 tỷ USD, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tháng này ước tính giảm khoảng 1,56 tỷ USD.

Nguyên nhân chủ yếu của việc sụt giảm mạnh này là do tháng 2 có nhiều ngày nghỉ nhân dịp Tết Nguyên đán, hoạt động thương mại quốc tế giảm hẳn. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn hoạt động sản xuất cũng giảm so với bình thường.

Trong 25 mặt hàng xuất khẩu được liệt kê, 100% đều sụt giảm về kim ngạch so với tháng trước. Tương tự, trong 28 mặt hàng nhập khẩu, chỉ có vài mặt hàng tăng kim ngạch so với tháng trước.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch xuất khẩu tháng 2 đã giảm hơn 26%, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu lại tăng khoảng 5% trong cùng kỳ so sánh.

Tính chung cả hai tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,713 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2009. Các mặt hàng có kim ngạch giảm lớn gồm đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 98,1%; cà phê giảm 26,8%; gạo giảm 19,7%; dầu thô giảm 15,4%...

Kim ngạch nhập khẩu hai tháng đầu năm ước đạt 10,358 tỷ USD và tăng 35,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ có thủy sản nhập khẩu giảm 0,9% về kim ngạch, các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh về giá trị có bông tăng 156,3%; kim loại thường tăng 114,1%; ôtô tăng 110,8%...

(Theo Anh Quân // Vneconomy)

  • Tăng giá: Bài toán khó của Chính phủ
  • Trợ giúp 700.000 hộ nghèo trong dịp Tết
  • Mua 50.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2010
  • Xây dựng Đắk Lắk xứng đáng là trung tâm KT-XH của Tây Nguyên
  • Cấp bách phòng, chống hạn hán và cháy rừng
  • Sản xuất thuốc hỗ trợ cai nghiện phải không vì mục tiêu lợi nhuận
  • Không né tránh "va chạm", đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính
  • Làm rõ trách nhiệm cá nhân để tổng công ty Nhà nước thua lỗ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi