Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khẩn trương tiến hành các bước khởi động Dự án điện hạt nhân

Hôm 6/5, tại cuộc họp đầu tiên của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan khẩn trương tiến hành các bước khởi động Dự án điện hạt nhân đầu tiên của đất nước.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu đẩy nhanh các bước khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận - Ảnh Chinhphu.vn

Tại cuộc họp, Văn phòng Chính phủ đã công bố Quyết định số 460/2010/QĐ-TTg ngày 4/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban.

Trên cơ sở này, các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo đề cử nhân sự và các bộ phận trực thuộc Ban chỉ đạo.

Bộ Công Thương hiện đang soạn thảo để đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện và quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đồng thời xây dựng đề xuất vay vốn tín dụng cho dự án.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – đơn vị được giao chủ đầu tư Dự án cũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, đến nay EVN đã làm việc và thống nhất với một đối tác Nga là Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia (ROSATOM) về kế hoạch hợp tác giữa 2 bên.

Các Bộ, ngành chức năng cũng đang phối hợp với tỉnh Ninh Thuận xây dựng Đề cương lập Dự án đầu tư hạ tầng phục vụ thi công các dự án nhà máy điện hạt nhân tại địa phương, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án.

Các đề xuất ban đầu về tiến độ tổng thể thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đề xuất về tài chính, mô hình thực hiện dự án cũng đã được đưa ra căn cứ trên chủ trương đầu tư Dự án  đã được Quốc hội thông qua.

Mô hình nhà máy điện hạt nhân tại xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo một loạt các nhiệm vụ nhằm đẩy nhanh các bước khởi động Dự án điện hạt nhân đầu tiên của đất nước.

Theo đó, Bộ KHCN sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Năng lượng nguyên tử về Nhà máy điện hạt nhân, hợp tác với IAEA (Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế) để trao đổi thông tin, thực hiện sự hướng dẫn của tổ chức này trong triển khai điện hạt nhân – một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam.

Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt các quy hoạch tổng thể địa điểm xây dựng nhà máy.

Bộ Tài chính chủ trì đàm phán về vấn đề vốn cho việc lập và triển khai báo cáo khả thi dự án. Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, đánh giá mới về trữ lượng và cân đối nguồn Uranium, công nghệ, đánh giá tác động môi trường, xử lý đất đai.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm phê duyệt kế hoạch đào tạo hàng năm và lâu dài nguồn nhân lực phục vụ triển khai, vận hành Dự án.

Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ sớm hoàn thiện tổ chức, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trên cơ sở Quyết định số 460/QĐ-TTg, các Bộ, ngành hữu quan lập các Đoàn đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định liên Chính phủ Việt – Nga về Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Theo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được Quốc hội thông qua tháng 11/2009, dự án gồm hai nhà máy với công suất trên 4.000 MW. Công nghệ chính là lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò từ thứ ba trở lên, đã được kiểm chứng, đảm bảo tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 200.000 tỷ đồng (tại thời điểm lập dự án, quý 4/2008). Năm 2014 khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.

(Theo Nguyên Linh // Tin Chính phủ)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi