Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp CNTT tăng tốc

Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin (CNTT), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng các doanh nghiệp CNTT  phải được tạo điều kiện để phát triển thật nhanh.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân  chủ trì cuộc họp - Ảnh Chinhphu.vn

Chiều 13/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành và 2 doanh nghiệp Viettel, VNPT về Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu đơn vị soạn thảo Đề án cần nêu rõ và đánh giá khái quát về ngành CNTT trên 6 tiêu chí:  Tốc độ phát triển của thị trường, sự phát triển của các dịch vụ và sự tăng trưởng trong thời gian qua, thống kê đầy đủ các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực CNTT, nguồn nhân lực phục vụ ngành CNTT, nguồn lực tài chính đầu tư cho đề án và nêu bật được bài học sau 10 năm  phát triển ngành CNTT .

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm sáng tỏ và đưa vào Đề án một số vấn đề. Chẳng hạn, nguyên tắc cơ bản nào để thúc đẩy ngành CNTT phát triển nhanh và hiệu quả. Làm rõ thị trường mục tiêu, sản phẩm mũi nhọn của ngành. Ngoài ra, cũng phải thể hiện mô hình nguồn nhân lực trong 10 năm?

Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về CNTT, Phó Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp CNTT phải được tạo điều kiện để phát triển thật nhanh. Khuyến khích hạ tầng dùng chung để tiết kiệm cho xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế. 

 Theo dự thảo Đề án, mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam đứng thứ 60 trong các bảng xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) về CNTT, tổng doanh thu lĩnh vực CNTT chiếm tỉ trọng 20 - 23% trong GDP, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm lớn hơn 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Trong 14 ngày tới, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm chỉnh sửa, tổng hợp toàn bộ ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, tập đoàn để trình Thường trực Chính phủ cho ý kiến lần cuối trước khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án.

Sau khi Đề án được triển khai, hàng năm Bộ Thông tin và Truyền thông phải có báo cáo Chính phủ chi tiết về tiến độ thực hiện.

Nhiều ý kiến tại cuộc họp cho rằng, Đề án do Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo còn thiếu căn cứ pháp lý và chưa nêu được những điểm gắn kết giữa Đề án với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác và chưa có sự gắn kết với các chương trình công nghệ thông tin đang hoạt động. Đặc biệt, chưa làm rõ tiêu chí thế nào là nước mạnh về CNTT.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết, nếu không quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án ngay từ năm 2010 thì sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển của đất nước bởi những năm qua nước ta đã có những bước phát triển rất nhanh.  Đóng góp vào kết quả này là sự phát triển mạnh mẽ của ngành CNTT.

(Theo Từ Lương // Tin Chính phủ)

  • Đổi mới giáo dục đại học: Nhà trường là chủ thể
  • Thủ tướng sẽ dự Triển lãm Thế giới Thượng Hải 2010
  • Các Bộ trưởng quốc tế nhóm họp tại Việt Nam về đại dịch cúm
  • Bộ trưởng đối thoại trực tuyến: An sinh xã hội-Vì lợi ích thiết thực của nhân dân
  • 4 triệu USD tăng năng lực giám sát chính sách vĩ mô
  • Bổ sung 10 tỷ cho hoạt động sáng tạo báo chí
  • Chưa thông qua Luật Thủ đô tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy
  • Tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định xã hội
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi