Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng kinh tế góp phần nâng cao tiềm lực quốc phòng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : Phải quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN và QP-AN với kinh tế, bảo đảm cho mỗi bước tăng trưởng kinh tế đều góp phần nâng cao tiềm lực và sức mạnh giữ nước, hiện đại hóa nền quốc phòng .

Lãnh đạo, cán bộ, học viên Học viện Quốc phòng đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Ảnh Chinhphu.vn

Ngày 9/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Học viện Quốc phòng và dự khai giảng “Lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh khóa 35, lớp đào tạo ngắn hạn chỉ huy tham mưu cao cấp quân sự địa phương khóa 26” tại đây.

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, quốc phòng - an ninh (QP-AN) là sự nghiệp trọng đại của quốc gia. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược này, Đảng, Nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nhiệm vụ QP-AN luôn luôn là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn dân dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng.

Theo đó, việc bồi dưỡng kiến thức QP-AN là nội dung đào tạo rất quan trọng, thiết thực, góp phần nâng cao tư duy chiến lược về QP-AN và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với an ninh nhân dân của từng cán bộ ở các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị nhằm thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời đây cũng là nhiệm vụ trọng yếu, quan trọng trong công tác giáo dục-đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Quốc phòng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Bồi dưỡng kiến thức QP-AN là nội dung đào tạo rất quan trọng - Ảnh Chinhphu.vn

Trên cơ sở đó, Thủ tướng đề nghị các học viên Lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN khóa 35, Lớp đào tạo ngắn hạn chỉ huy tham mưu cao cấp quân sự địa phương khóa 26 cần quán triệt tốt mục đích, yêu cầu của khóa học, tích cực học tập, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, nhất là những phát triển mới của lý luận và thực tiễn QP-AN, làm cơ sở cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, củng cố QP-AN, cụ thể hóa việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ở từng Bộ, ngành và các địa phương trong cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu phải quán triệt quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN và QP-AN với kinh tế, bảo đảm cho mỗi bước tăng trưởng kinh tế đều góp phần nâng cao tiềm lực và sức mạnh giữ nước, hiện đại hóa nền quốc phòng.

Trung tâm đào tạo hàng đầu quốc gia về QP-AN

Làm việc với lãnh đạo Học viện Quốc phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục xây dựng Học viện Quốc phòng thực sự là trung tâm hàng đầu quốc gia về nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức QP-AN và nghệ thuật quân sự.

Biểu dương những thành tích Học viện đã đạt được trong suốt hơn 32 năm xây dựng, trưởng thành, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng thời yêu cầu trong tình hình mới, Học viện Quốc phòng cần không ngừng đổi mới nội dung, giáo trình, phương pháp đào tạo; giáo trình phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn; đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy và học tập, chú trọng kết hợp lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu cơ bản, trước mắt cũng như lâu dài, trên tinh thần kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, QP-AN với đối ngoại, chủ động, khôn khéo làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trồng cây lưu niệm trong khuôn viên Học viện - Ảnh Chinhphu.vn

 Học viện cần rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ sao cho đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới, đẩy mạnh hơn nữa công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng đường lối, chính sách về QP-AN.  

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên và chiến sĩ Học viện Quốc phòng sẽ tiếp tục phấn đấu, phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đã giải quyết một số đề nghị của Học viện như điều chỉnh quy hoạch Học viện Quốc phòng bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và phát triển lâu dài, có phân khu chức năng hợp lý; về chính sách, chế độ đối với cán bộ, giảng viên và sử dụng các nhà khoa học của Học viện Quốc phòng. 

 Với những kết quả trong huấn luyện – đào tạo, nghiên cứu khoa học, Học viện Quốc phòng đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ tặng: Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới

 

(Theo Văn Hiến – Nhật Bắc // Tin Chính phủ)

  • Quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam đổi mới, thân thiện và phát triển
  • 7 trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm
  • Biên chế công chức phải căn cứ vào tính chất, vị trí việc làm
  • Thu hút vốn đầu tư xã hội cho đường vành đai TP. Hồ Chí Minh
  • Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tân Đại sứ Philippines
  • Phát triển dịch vụ giai đoạn 2010-2015: Phấn đấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân từ 14-15%/năm
  • Công điện của Thủ tướng: Cấp bách chống cháy rừng ở 23 địa phương
  • Đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi