Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua thóc theo phương thức trực tiếp từ mọi đối tượng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý Bộ Tài chính triển khai thực hiện mua thóc theo phương thức mua trực tiếp, rộng rãi của mọi đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ mua thóc theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 được giao.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng lưu ý, số thóc mua dự trữ quốc gia phải đạt tiêu chuẩn dự trữ quốc gia tại cửa kho dự trữ. Đồng thời, giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định giá mua tối đa để làm căn cứ cho Tổng cục Dự trữ triển khai thực hiện.

Được biết, trước đây việc mua thóc được triển khai theo phương thức đấu thầu.

Trước đó, trong tháng 2 và tháng 4/2010, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo việc mua gạo để bổ sung vào dự trữ quốc gia với tổng số lượng gạo là hơn 100.000 tấn. Tại Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 27/2/2010, Thủ tướng giao Bộ Tài chính mua 50.000 tấn gạo để bổ sung lương thực dự trữ quốc gia năm 2010. Tiếp đó, theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 26/4/2010, Thủ tướng giao Bộ Tài chính mua bổ sung 57.581 tấn gạo đưa vào dự trữ quốc gia.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, kết quả xuất khẩu gạo từ ngày 1/1 đến 7/5/2010 đạt 2.110.408 tấn, đạt trị giá 982,906 triệu USD.

Hiện các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch xong vụ Đông Xuân. Giá lúa tuần qua đứng ở mức 4.000 – 4.200 đ/kg. Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm khoảng 5.500 - 5.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 5.350 – 5.400 đ/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 6.500 – 6.600 đ/kg, gạo 25% tấm khoảng 6.000 – 6.100 đ/kg tùy chất lượng.

(Theo Nam Anh // Tin Chính phủ // Công văn 3061/VPCP-KTTH)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi